(HBĐT) - Do cần tiền để xử lý các khoản nợ cuối năm, được giới thiệu của bạn bè và cũng không còn nơi nào để hỏi vay, anh B.T.Ng (SN 1979), thị trấn Bo (Kim Bôi) đã cài đặt app (ứng dụng), tạo và kích hoạt tài khoản tín dụng để vay tiền... Tuy nhiên, tiền không "về”, bị sập bẫy bọn lừa đảo, anh Ng. lại càng lún sâu vào nợ nần...



Đoàn viên thanh niên Công an tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân TP Hòa Bình, cảnh báo về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. 

Thủ đoạn cực kỳ tinh vi

Chia sẻ với chúng tôi, anh B.T.Ng kể: Khoảng đầu tháng 12/2022, tôi nhận được số gọi lạ chào mời vay tiền, người này xưng là nhân viên công ty tài chính, cho vay vốn lãi suất chỉ hơn 10%/năm. Đúng lúc cần tiền để trả nợ người thân, tôi đã làm thủ tục vay 40 triệu đồng. Để vay được tiền, tôi phải tải app về điện thoại theo đường link người xưng là nhân viên công ty tài chính cung cấp. Theo thông tin hỗ trợ, sau khi hoàn thành các thủ tục, điền đầy đủ thông tin tôi có thể nhận tiền qua tài khoản trong vòng 5 - 10 phút. Tuy nhiên, sau khi điền xong thông tin thì hệ thống báo sai. Liên lạc lại với người xưng là nhân viên tài chính, người này gửi số tài khoản để tôi chuyển khoản vì lỗi nên phải chỉnh sửa, sau khi sửa xong sẽ chuyển khoản lại.

Sau khi nạp vào app 10 triệu đồng vì bị cho là nhập sai thông tin, anh Ng. được yêu cầu nạp thêm 20 triệu đồng tiền phạt vì điền sai tài khoản ngân hàng. Số tiền này được hứa sẽ giải ngân sau khoản vay. "Khi thấy tôi nghi ngờ mình đang bị lừa, người này đã gửi video quay cảnh công ty, địa chỉ rõ ràng để chứng minh độ tin cậy. Do vậy, tôi đã chuyển tiếp tiền vào tài khoản người xưng là nhân viên tài chính cung cấp. Vừa chuyển xong 20 triệu đồng, tôi nhận được lệnh rút tiền trên app, tuy nhiên khi rút hệ thống lại báo lỗi xâm nhập hệ thống trái phép, đóng băng vĩnh viễn tài khoản. Gọi lại cho nhân viên tư vấn, tôi được người này hướng dẫn nộp thêm 10 triệu đồng để mở lại tài khoản, do quá tiếc tiền nên tôi tiếp tục vay mượn bạn bè nạp vào tài khoản theo hướng dẫn để nhận lại số tiền trước đó. Sau đó, nhân viên tài chính gọi điện yêu cầu tôi nạp thêm tiền để nâng cấp hệ thống, tôi đã từ chối vì hết tiền. Sau cuộc gọi đó, đột nhiên tôi bị chặn nick facebook. Lúc này tôi mới biết mình bị lừa” - anh Ng. cay đắng...

Tương tự như anh B.T.Ng, với thủ đoạn lừa đảo tinh vi của các đối tượng phạm tội, chị Ng.T.H ở huyện Mai Châu cũng ngậm đắng "giấu tiệt” chuyện mình sập bẫy, trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo khi làm thủ tục vay tiền online, mất hàng chục triệu đồng...


Đừng thấy dễ mà tưởng... bở

Theo Thượng tá Nguyễn Cao Cường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, lợi dụng tâm lý vay tiền online thuận lợi, nhanh chóng, không phải ra ngân hàng làm thủ tục, các đối tượng lập ra các trang trên mạng xã hội (zalo, facebook...) chạy quảng cáo để tiếp cận các nạn nhân. Tiếp đó, chúng gửi đường link kết nối với ứng dụng CH Play, App Store... để "con mồi” cài đặt ứng dụng vào điện thoại, đăng ký tài khoản trên app. Khi nạn nhân đăng nhập app, điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu và được đồng ý cho vay số tiền theo đề nghị của họ thì bọn tội phạm sẽ thực hiện các "lệnh chuyển tiền giả”, số tiền này được thể hiện trên app, nhưng người vay không thể chuyển, rút được và bị khóa app, vì do lỗi "sai cú pháp”, "quá hạn mức”, "sai số tài khoản”... Từ đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền vào tài khoản của chúng đưa ra để mở lại app thì mới giải ngân được. Sau khi nạn nhân chuyển tiền theo yêu cầu để được vay thì chúng dừng kết nối, cắt đứt mọi liên lạc. Khi đó, nhiều người mới biết mình bị lừa.

Theo một điều tra viên của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh, với phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS) trên không gian mạng (KGM) rất khó để điều tra, xác minh đối tượng gây án. Bởi khi thực hiện hành vi LĐCĐTS, các đối tượng đã tạo lập nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều vỏ bọc để né tránh lực lượng chức năng.

Theo thống kê, trong năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 32 vụ LĐCĐTS, có nhiều vụ đối tượng thực hiện hành vi LĐCĐTS trên KGM. Thời gian qua, lực lượng chức năng ghi nhận trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ LĐCĐTS thông qua việc cho vay tiền qua app (vay tiền online). Cũng theo Thượng tá Nguyễn Cao Cường, hành vi LĐCĐTS trên KGM đang ngày càng trở nên phức tạp. Đáng nói, với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường, khó đoán thì ai cũng có thể bị sập bẫy, trở thành nạn nhân.

Để phòng ngừa tình trạng trên, các đơn vị chức năng Công an tỉnh khuyến cáo: Mọi khoản vay, người dân nên liên hệ chi nhánh ngân hàng gần nhất nơi cư trú, hoặc gọi số điện thoại hotline của ngân hàng để được nhân viên hướng dẫn hoàn tất thủ tục vay. Người dân tuyệt đối không làm thủ tục vay thông qua làm việc với người tự xưng là nhân viên ngân hàng, nhân viên tư vấn tài chính trên fanpage facebook, website, zalo để tránh trở thành nạn nhân của bọn tội phạm LĐCĐTS, đặc biệt là trong thời điểm cuối năm, dịp cận Tết.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xử phạt 7 triệu đồng thanh niên lạng lách, đánh võng nguy hiểm trước đầu xe ô tô 

Công an huyện Cao Phong cho biết, đơn vị vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với Đinh Văn T (SN 1991), trú tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) về hành vi điều khiển xe mô tô "Lạng lách, đánh võng trong đô thị”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục