Từ bao đời qua, người dân quê Tam Lãnh sống bằng nghề nông, bên cạnh đó vẫn làm vàng kiếm thêm thu nhập. "Chỉ cần đầu tư khoảng 10 triệu đồng là mua được máy xay đá và máng đãi vàng. Mỗi tấn đá có quặng vàng, xay ra đãi kiếm được từ 3-4 chỉ vàng loại 7-8 tuổi", một thanh niên kể. Cái nghề "không giống ai" này đã giúp cho các hộ dân có thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi con cái ăn học.

 

Lũ lượt từng tốp 5-7 người, vai vác cuốc treo tòng teng trên cán cuốc là cái bao tải xác rắn, trông giống những người đi mót khoai, mót sắn. Họ đi về phía dãy núi cao.

Thấy tôi ngạc nhiên, ông Nguyễn Thế Vinh, Phó Chủ tịch xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, giải thích: "Họ đi mót đá đó. Cả cái xã này, hễ làm xong mùa vụ là nhiều người tranh thủ vác cuốc, mang bao đi mót đá để đem về xay đãi lấy vàng bán kiếm thêm thu nhập, chi phí cho sinh hoạt gia đình và nuôi con ăn học...". 

Nhắc đến xã Tam Lãnh nằm trong dãy núi ở phía Tây hồ Phú Ninh, tiếp giáp xã Trà Cót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), hẳn rất nhiều người sẽ nghĩ đến mỏ vàng Bồng Miêu ở miền đất này. Ông Vinh cho biết, mỏ vàng Bồng Miêu được người Chămpa khai thác từ hơn 1.000 năm trước. Khi làm xong con đường từ Tam Kỳ lên Bồng Miêu, thực dân Pháp đã bắt người dân Tam Lãnh, Quảng Nam đi khai thác mỏ và tới năm 1939, vơ vét được 2.283kg vàng...

Đá được mót về chất thành đống và xay ra để đãi vàng tại vườn nhà dân ở Tam Lãnh.

Theo ông Vinh, người Chămpa xưa đã lấy tên Bồng Miêu đặt cho vùng đất này. Bồng Miêu có nghĩa là "Cánh đồng vàng", vì ở đây có thể tìm thấy vàng lẫn trong đất, trong đá. Từ bao đời qua, người dân quê Tam Lãnh sống bằng nghề nông, bên cạnh đó vẫn làm vàng kiếm thêm thu nhập. Sau chiến tranh, mỏ vàng do Pháp khai thác bị bỏ hoang nên dân bản địa vào đây tìm quặng đãi lấy vàng. Từ tháng 4/2006, mỏ được chính quyền giao cho Công ty Vàng Bồng Miêu hoạt động sản xuất với quy mô công nghiệp, người dân không vào khu vực mỏ, nên đi lên nương, lên rẫy của mình mót đá về xay đãi lấy vàng...

Theo chân một nhóm đi mót đá, chúng tôi được một thanh niên tên Hưng chỉ vẽ cho cách kiếm những viên đá có vàng. Đá có vàng thường là những viên có đường vân chằng chịt ánh vàng, hoặc điểm chì đen, trọng lượng nặng hơn những viên đá bình thường. Thảo nào, những người trong tốp anh Hưng cứ nhặt từng viên đá to bằng nắm tay; bằng cái chén, cái bát tìm đường vân, điểm chì, rồi nâng lên hạ xuống là ước định độ nặng nhẹ. Xác định được viên đá có lẫn quặng vàng, họ liền bỏ vào bao tải. Sau đó tiếp tục đào đất tìm như mót sắn củ, mót khoai lang...

Hưng nói: "Có nhiều lần tui tìm được viên đá đưa ra dưới ánh nắng mặt trời thấy vàng cám li ti trong đường vân, sáng lấp lánh. Mỗi ngày, trung bình kiếm được vài chục cân đá có quặng vàng bán lại cho các chủ có máy xay là kiếm được vài ba trăm ngàn dễ dàng".

Xã Tam Lãnh có 11 thôn, gồm 1.504 hộ dân, trong đó người Kinh chiếm đa số, còn lại là đồng bào Cor, Tày, Sán Dìu, Mường. Đa số hộ dân đều đi làm vàng bằng cách mót đá trên nương, trên rẫy. Tuy nhiên, có 300 hộ dân của 4 thôn: Bồng Miêu, An Bình, Trà Sung và Trung Sơn là làm vàng lâu đời và hiện sống chủ yếu bằng nghề mót đá xay thành quặng và đãi lấy vàng. Nhà nào ở đây cũng sắm máy xay đá và máng đãi vàng. Họ thu gom đá có quặng vàng về chất từng đống cao trong mỗi sân vườn.

Một người dân đang xay đá có quặng vàng.

Theo lời anh Hưng, chỉ cần đầu tư khoảng 10 triệu đồng là mua được máy xay đá và máng đãi vàng. Mỗi tấn đá có quặng vàng, xay ra đãi kiếm được từ 3-4 chỉ vàng loại 7-8 tuổi. Các chủ có máy, không chỉ người nhà đi làm mà còn thuê lao động địa phương đi mót đá trả công mỗi ngày 150.000 đồng...

Anh Hưng cười bảo: "Đi mót đá trúng mánh kiếm được những viên đá có nhiều quặng, chỉ cần vài ba chục cân đá có thể đãi ra được từ 1-2 chỉ vàng là lẽ thường...".

Ông Nguyễn Thế Vinh cho biết thêm, xã Tam Lãnh chỉ có 193ha ruộng lúa nước, còn lại đất trồng rừng, trồng cây ngắn ngày, do đó người dân sống chủ yếu vào nghề đi mót đá xay đãi lấy vàng. Cái nghề "không giống ai" này đã giúp cho các hộ dân có thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi con cái ăn học. Thậm chí, có hàng chục trường hợp từ nghèo đói cũng đã thoát nghèo, xây nhà ở khang trang, bề thế.

Tuy nhiên, cuối tháng 8/2010, đã xảy ra sự việc hàng trăm người dân địa phương bị kẻ xấu kích động kéo vào phá tài sản Công ty Vàng Bồng Miêu, lấy quặng vàng. Sự vụ Công an tỉnh Quảng Nam đang điều tra xử lý và chính quyền địa phương cũng niêm phong, không cho hoạt động đối với 15 máy xay của các chủ hộ sống ở các thôn gần mỏ vàng...

Ông Vinh thổ lộ rằng, thời gian tới xã sẽ có đề án quy hoạch đối với nghề mót đá xay đãi vàng. Theo đó, quy định cụ thể người dân địa phương mót trên nương, trên rẫy của mình, tuyệt đối không xâm phạm đến khu vực 365ha của Công ty Vàng Bồng Miêu, không gây mất an ninh trật tự.

Đặc biệt, khi đã xay đá thành quặng thì phải bán cho Công ty Vàng Bồng Miêu, hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân làm vàng thực hiện tuyển rửa theo đúng quy trình, tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường bằng chất cyanua....

 

                                                                               Theo Báo CAND


 

Các tin khác


Chủ động giải pháp phòng cháy trong các khu công nghiệp

Trong những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo, không để xảy ra vụ cháy lớn, gây thiệt hại về người, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Có được kết quả đó là nhờ sự phối hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Huyện Kim Bôi: Liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người tử vong 

Hồi 17h ngày 7/5, tại Km 22+850m, đường Trường Sơn A thuộc thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe mô tô biển kiểm soát 28G1-326.97 do Bùi Anh N, sinh năm 2003, trú tại xóm Khả, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) điểu khiển chở sau Nguyễn Văn D, sinh năm 2003, trú tại xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng (Kim Bôi) di chuyển hướng ngã ba Bãi Chạo đi ngã ba Bãi Lạng với xe mô tô biển kiểm soát 28B1-342.59 do Nguyễn Ngọc D, sinh năm 1992, trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi), chở sau Bùi Bình A, sinh năm 2018 và Nguyễn Ngọc Q, sinh năm 2020, cùng trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn di chuyển sang đường.

Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục