Trong những ngày tác nghiệp tại vùng “rốn lũ” tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, phóng viên Báo CAND đã ghi nhận nhiều câu chuyện cảm động về người dân, các em học sinh, sinh viên… tại các “rốn lũ” cùng với lực lượng Công an, Quân đội, lực lượng cứu hộ nỗ lực gia cố đê bao, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân trong mùa lũ. Trong đó, nhiều người dân đã không tiếc công sức, tài sản của mình, chung sức cùng với chính quyền địa phương tập trung hộ đê, cứu lúa.

Công an tỉnh Đồng Tháp và người dân nỗ lực hộ đê, cứu lúa.

Chuyện gia đình nông dân hy sinh sà lan cứu lúa

Nước lũ lên cao, sức công phá hết sức dữ dội muốn bẻ gãy bờ đê, nhấn chìm cả hàng trăm héc ta lúa ở cánh đồng Thi Sơn (xã Tân Thành A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, một gia đình nông dân đã không ngần ngại bỏ cả chiếc sà lan trị giá hàng trăm triệu đồng để chắn đoạn đê đang bị sức công phá dữ dội của nước lũ trên bờ kênh Bắc Viện, giảm áp lực nước lũ đang ào ạt tuôn vào đồng, giúp lực lượng cứu hộ đắp thêm bao cát, gia cố đê bao để cứu lúa.

Đó là gia đình ông Hồ Văn Đực (68 tuổi, thường gọi là ông Bảy Đực, ấp Thi Sơn). Giữa trưa nắng gắt, hai vợ chồng ông bà Bảy đang tất bật hướng dẫn mọi người bơi cát vào sân, để tiếp tục gia cố thêm các đoạn đê bao xung yếu trên bờ kênh Bắc Viện. Cát được hút từ dưới mương Chín Kheo, bơm thẳng vào khoảng sân trống trước nhà đã được đắp bạt, quanh tròn mở một lối thoát ra phía sau hầm cá cho nước chảy vào. Theo đó, nước được xả thẳng ra phía sau và cát được đọng lại từng lớp trên sân để các CBCS Công an tỉnh Đồng Tháp xúc vào bao, chuyển đến điểm tập kết để gia cố đê bao.

Bà Nguyễn Thị Hơn (60 tuổi, vợ ông Bảy Đực) bộc bạch: “Phải bỏ ao cá thôi. Nước cát vô sẽ làm cạn ao, cá chết. Nhưng điều cần thiết nhất bây giờ là phải tập trung cứu lúa với người dân. Mất cái gì tui cũng chịu, miễn cứu được đê là tốt rồi”. Góp thêm vào lời vợ, ông Bảy Đực nói một cách khảng khái: “Mình xuất thân là nông dân nên việc gì có ích cho người làm nông là tôi làm”.

Phóng viên Báo CAND trao đổi với bà Hơn (vợ ông Bảy Đực), gia đình đã không tiếc tiền bạc cùng chính quyền và bà con ấp Thi Sơn cứu lúa.

Anh Hồ Văn Côn (con trai ông Bảy Đực), người trực tiếp lái chiếc sà lan của gia đình lao vào bít đoạn đê vỡ nhớ lại: “Khi phát hiện, chỗ đê bị vỡ lúc đầu chỉ bể một lỗ mọi, nhưng do lực nước quá mạnh nên chỗ bị bể cứ lớn dần hơn 3m. Theo đó, nước trên kênh tràn nhanh vào ruộng. Lúc đó, tôi chỉ biết nếu không có vật gì chắn ngang qua đoạn đê bị vỡ thì chẳng mấy chốc, cả cánh đồng trước mặt sẽ là mênh mông nước. Bao nhiêu công sức, tiền bạc của bà con cũng sẽ trôi theo con nước dữ”.

Theo nhiều người dân địa phương, năm nào cũng vậy, hễ đến mùa nước lũ, gia đình ông Bảy Đực ai ấy cũng rất nhiệt tình trong việc chung sức với người dân bảo vệ đê bao, không tiếc tài sản của gia đình để phục vụ cứu đê mà không cần sự yêu cầu của bất cứ ai.

Ông Trần Quốc Hội - Chủ tịch xã Tân Thạnh A chia sẻ: “Từ nhiều ngày nay, gia đình bà Bảy cũng đã dốc toàn lực, tài sản, phương tiện của gia đình, xe máy cày, ao cá, sà lan… để hỗ trợ cùng với lực lượng cứu hộ tham gia bảo vệ lúa của người dân. Giúp lực lượng cứu hộ rất nhiều trong việc gia cố đê bao để bảo vệ lúa”.

Và thầy trò chung sức chống lũ

Trưa 1/10, trên quốc lộ 30, hàng trăm giáo viên và học sinh lớp 12 huyện Hồng Ngự đang rất khẩn trương cùng với lực lượng cứu hộ nỗ lực gia cố đê bao, bảo vệ hơn 2.600 héc ta lúa vụ 3 của người dân ở 2 xã Thường Thới Tiền và Thường Phước 2. Người cầm bao, người xúc cát đổ vào. Cột miệng bao, từng tốp giáo viên, học sinh nhanh chóng đỡ lên vai, chuyển đến nơi tập kết để hộ đê.

Xen lẫn trong không khí đang rất khẩn trương, là những tiếng cười rộn rã của các em học sinh chốc chốc lại vang lên xua tan đi những mệt nhọc, căng thẳng. Dù vất vả, cực nhọc nhưng các em vẫn nhiệt tình, hồ hởi tham gia. Bài học “giúp dân”, có lẽ với các em học sinh và giáo viên trong những ngày cùng nhân dân chống lũ, cứu lúa là bài học thiết thực và sinh động nhất trong hoàn cảnh này.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Nguyễn Thanh Danh - Trưởng phòng Giáo dục đào tạo huyện Hồng Ngự cho biết: “Từ ngày 29/9, gần 700 cán bộ giáo viên, học sinh lớp 12 của huyện sau khi có thông báo nghỉ học, đã tập trung xuống giúp người dân hộ đê, cứu lúa. Các thầy cô và giáo viên chia ca, thay phiên nhau làm việc cùng với các lực lượng cứu hộ và người dân. Ai nấy đều làm việc trong tinh thần nhiệt huyết, dốc sức gia cố đê bao, cứu lúa cùng với người dân”.

Cũng trong đợt lũ này, hơn 200 sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng được tăng cường xuống các “rốn lũ” tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp để cùng với người dân nỗ lực gia cố đê bao, bảo vệ tài sản cho người dân vùng lũ.

 

                                                                  The Báo CAND

Các tin khác


Chủ động giải pháp phòng cháy trong các khu công nghiệp

Trong những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo, không để xảy ra vụ cháy lớn, gây thiệt hại về người, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Có được kết quả đó là nhờ sự phối hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Huyện Kim Bôi: Liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người tử vong 

Hồi 17h ngày 7/5, tại Km 22+850m, đường Trường Sơn A thuộc thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe mô tô biển kiểm soát 28G1-326.97 do Bùi Anh N, sinh năm 2003, trú tại xóm Khả, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) điểu khiển chở sau Nguyễn Văn D, sinh năm 2003, trú tại xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng (Kim Bôi) di chuyển hướng ngã ba Bãi Chạo đi ngã ba Bãi Lạng với xe mô tô biển kiểm soát 28B1-342.59 do Nguyễn Ngọc D, sinh năm 1992, trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi), chở sau Bùi Bình A, sinh năm 2018 và Nguyễn Ngọc Q, sinh năm 2020, cùng trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn di chuyển sang đường.

Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục