Chiều 7-5, Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã tuyên án. Nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng và nguyên Tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc lĩnh án tử hình.

 

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, các bị cáo, đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự, người bào chữa… Hội đồng xét xử (HĐXX) xác định có đủ cơ sở để kết luận về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản của các bị cáo.

Cụ thể, các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc cùng các đồng phạm có hành vi cố ý làm trái trong việc lập, phê duyệt dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam. Việc đầu tư, tổ chức đấu thầu, khảo sát, chi mua thanh toán ụ nổi 83M gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền gần 359 tỷ đồng (đã giảm gần tám tỷ đồng do xác định lại mức độ thiệt hại), gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, trách nhiệm trực tiếp và xuyên suốt thuộc về Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, các bị cáo khác có hành vi liên đới. Hành vi của các bị cáo thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ Luật hình sự (BLHS) như cấp sơ thẩm quy kết là có căn cứ, đúng pháp luật.

Thông qua việc mua ụ nổi 83M trái quy định của Nhà nước, sau khi thanh toán chín triệu USD cho Công ty AP- Singapore, bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc là những người có trách nhiệm cao nhất trong Vinalines nhưng đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản thuộc quyền mình quản lý, tổng số hơn 28 tỷ đồng (1,666 triệu USD), cá nhân chiếm đoạt mỗi người 10 tỷ đồng. Hành vi của hai bị cáo này thỏa mãn dấu hiệu của tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại khoản 4 Điều 278 BLHS; các bị cáo Trần Hải Sơn và Trần Hữu Chiều là đồng phạm và cùng chiếm đoạt lần lượt 7,8 tỷ đồng và 340 triệu đồng như cấp sơ thẩm quy kết là có căn cứ, đúng pháp luật.

Bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc đã khắc phục hậu quả nên có căn cứ áp dụng giảm nhẹ hình phạt, tuy nhiên số tiền nộp chỉ chiếm 1/2 và 1/3 số tiền đã tham ô và chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với số tiền thiệt hại mà hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra, do vậy cần có hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo.

Đối với nhóm bị cáo: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng, nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, HĐXX quyết định chấp nhận một phần kháng nghị, xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt và tiền bồi thường.

Theo đó, HĐXX tuyên phạt như sau:

Bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải) mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp mức hình phạt là “Tử hình”.

Bị cáo Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines, mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp mức hình phạt là “Tử hình”.

Bị cáo Trần Hữu Chiều, nguyên Phó Tổng giám đốc Vinalines 10 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; chín năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp mức hình phạt là 19 năm tù.

Bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines 14 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; tám năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp mức hình phạt là 22 năm tù.

Cùng tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, HĐXX tuyên phạt bị cáo Mai Văn Khang, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương Vinashin thuộc Vinalines bảy năm tù.

Bị cáo Lê Văn Dương, đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam bảy năm tù.

Các bị cáo: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng, nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong sáu năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc phải trả lại số tiền đã tham ô, mỗi bị cáo 10 tỷ đồng và bồi thường do hành vi cố ý làm trái 100 tỷ đồng, tổng cộng mỗi bị cáo phải bồi thường 110 tỷ đồng. Gia đình bị cáo Dũng đã nộp 5,2 tỷ đồng; bị cáo Phúc nộp 3,5 tỷ đồng.

Bị cáo Trần Hữu Chiều, phải bồi thường hơn 39 tỷ đồng, gia đình đã khắc phục 340 triệu đồng.

Bị cáo Trần Hải Sơn phải nộp hơn 7,8 tỷ đồng tham ô và bồi thường 39 tỷ đồng, tổng cộng hơn 46,8 tỷ đồng, gia đình đã nộp hai tỷ đồng, em gái Trần Thị Hải Hà nộp hai tỷ.

Các bị cáo: Mai Văn Khang phải nộp 12 tỷ đồng, Lê Văn Dương nộp hơn 15,7 tỷ đồng. Bị cáo: Huỳnh Hữu Đức nộp bảy tỷ đồng, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện mỗi bị cáo phải chịu trách nhiệm nộp sáu tỷ đồng bồi thường cho hành vi cố ý làm trái.

 

                                                                       Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục