(HBĐT) - Những năm qua, Phong trào thi đua (PTTĐ) xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt” trong LLVT tỉnh được Đảng uỷ, Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh, cấp uỷ và chỉ huy các cơ quan, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ đã đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ QP-QSĐP và nghiệm vụ chính trị của LLVT tỉnh.

 

PTTĐ được thực hiện lồng ghép với phong trào Thi đua Quyết thắng của LLVT, phong trào thi đua yêu nước của địa phương và cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"; chú trọng chỉ đạo tập trung đột phá làm chuyển biến những mặt yếu, khâu yếu trong công tác quản lý tài chính, tài sản, quy tụ được sức  mạnh, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, tạo động lực để công tác tài chính LLVT hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

 

Nổi bật là, PTTĐ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành ngân sách. Ngành Tài chính LLVT tỉnh luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ QP-QSĐP, chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị, lập và phân bổ dự toán ngân sách bảo đảm cơ cấu hợp lý, toàn diện, đúng trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên; hình thành cơ chế mới trong tạo lập, tập trung, phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính. Cùng với nguồn ngân sách Nhà nước giao, toàn LLVT tỉnh đã tích cực khai thác, huy động tối đa các nguồn thu từ nội bộ và các nguồn thu khác đưa vào cân đối để tăng khả năng bảo đảm.

 

PTTĐ đã thúc đẩy việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Ban Tài chính đã nghiên cứu, tham mưu cho Bộ CHQS tỉnh triển khai thực hiện các chế độ, chính sách trong quân đội; trọng tâm là: Điều lệ công tác Tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi); cơ chế quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ quản lý ngân sách đặc biệt...

 

PTTĐ tạo chuyển biến mạnh mẽ về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Toàn LLVT tỉnh đã triển khai thực hiện sâu rộng, có hiệu quả Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí do Bộ Quốc phòng phát động. Hằng năm đã tiết kiệm cho ngân sách hàng tỷ đồng cùng số lượng lớn vật tư, hàng hoá. PTTĐ xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt” còn tạo động lực thúc đẩy tăng gia sản xuất phát triển, tăng nguồn thu, góp phần bổ sung kinh phí, giữ ổn định và cải thiện đời sống bộ đội.

 

Phát huy những kết quả PTTĐ đã đạt được những năm qua, thời gian tới, toàn LLVT tỉnh sẽ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X; nhiệm vụ xây dựng LLVT tỉnh có bước phát triển mới; theo đó, nhu cầu chi sẽ tăng cao; trong khi, nền kinh tế, tài chính nước ta vẫn còn không ít khó khăn, việc bảo đảm ngân sách của Nhà nước cho quốc phòng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của LLVT... Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tài chính cho nhiệm vụ QP-QSĐP và nhiệm vụ chính trị của LLVT tỉnh trong tình hình mới, ngành tài chính LLVT tỉnh cần tiếp tục quán triệt và tham mưu cho Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 93/CT-BQP ngày 29-10-2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tiếp tục đẩy mạnh PTTĐ xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt”; trong đó, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

 

1. Phát huy vai trò nòng cốt của Ban Tài chính và Nhân viên tài chính các đơn vị trong việc tham mưu cho cấp uỷ và người chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện PTTĐ xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt”; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức PTTĐ. Các cấp, ngành cần tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng động cơ thi đua đúng đắn cho mọi cán bộ, chiến sĩ; đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện PTTĐ với nội dung, biện pháp phù hợp đặc điểm và nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị; tiếp tục xác định PTTĐ là một nội dung trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; chú trọng đầu tư xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến; làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, tìm biện pháp nâng cao hiệu quả PTTĐ.

 

2. Tiếp tục tăng cường phân cấp bảo đảm, sử dụng ngân sách đúng mục đích, hiệu quả cao; chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính, triệt để chống lãng phí, tham ô, thất thoát trong quá trình sử dụng. Khai thác, huy động triệt để các nguồn thu, thực hiện cân đối toàn diện, bảo đảm đủ trong khả năng ngân sách được phân bổ, tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội; bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật nâng cao kết quả huấn, sắn sàng chiến đấu, sắn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

 

3. Bám sát các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp đặc thù quốc phòng, quân sự địa phương, đáp ứng yêu cầu công tác tài chính trong tình hình mới; nâng cao chất lượng công tác kế toán, thống kê. Tăng cường vai trò giám sát của quần chúng, thực hiện nghiêm quy chế công khai, minh bạch trong bảo đảm, quản lý tài chính. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

 

4. Thực hiện tốt Quy chế lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác tài chính; chấp hành và điều hành ngân sách được giao bảo đảm các chế độ, tiêu chuẩn quy định. Tăng cường kiểm soát chi, nâng cao chất lượng quản lý nguồn thu, quản lý chặt chẽ tài chính, tài sản. Đổi mới và thực hiện phương thức quản lý tài sản công trong LLVT. Trước mắt, triển khai bảo đảm, quản lý tốt chế độ tiền ăn, định giá tài sản để hạch toán, quản lý cả về số lượng và giá trị theo tinh thần Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16-11-2009 của Chính phủ và Chỉ thị số 92/CT-BQP ngày 19-10-2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

 

5. Tích cực đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tăng gia sản xuất, tạo nguồn thu, bổ sung kinh phí, đưa vào cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. Thực hiện đa dạng hoá mô hình tăng gia sản xuất phù hợp đặc điểm từng cơ quan, đơn vị.

 

6. Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong hoạt động bảo đảm, quản lý tài chính, tài sản; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

 

Kế thừa, phát huy kết quả, kinh nghiệm đạt được những năm qua, các cấp, ngành trong toàn LLVT tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện PTTĐ xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt”, đưa PTTĐ phát triển lên bước mới, bảo đảm tốt hơn nhu cầu tài chính cho LLVT tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng lực lượng tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

 

 

                                       Thiếu tá Vũ Thành Lợi

                  Trường Ban Tài chính Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục