(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Song, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc đã đoàn kết, đồng lòng, vượt qua thử thách để xây dựng quê hương Mai Châu ngày một phát triển hơn, giàu đẹp hơn. Góp công lớn để thay đổi diện mạo chung của huyện chính là sự phát triển, trưởng thành của ngành giáo dục nói chung, trong đó có những đóng góp to lớn của ngôi trường THPT Mai Châu trong suốt nửa thế kỷ xây dựng, phát triển và trưởng thành.

 

Lãnh đạo Huyện ủy Mai Châu trò chuyện, động viên thầy và trò trường THPT Mai Châu. ảnh: p.v

50 năm về trước, mặc dù trong điều kiện miền Bắc đang phải gồng mình để chống trả quyết liệt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; cả nước tập trung cho nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, phong trào giáo dục của huyện vùng cao Mai Châu vẫn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và của ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình. Trước đó, trên địa bàn tỉnh, từ 2 - 3 huyện mới có một trường cấp III nên con em các dân tộc vùng cao dù luôn có ước mơ được học lên cao nhưng không có điều kiện để đi học xa. Sự ra đời của trường cấp III tại một huyện vùng cao vào thời điểm đó đã nói lên tất cả sự quan tâm của các cấp cũng như phản ánh truyền thống hiếu học và khát vọng của người dân vùng cao muốn lĩnh hội tri thức để phục vụ cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở địa phương.  

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, bắt đầu từ mốc son đầu tiên vào ngày 1/9/1966, trường cấp III Mai Châu được thành lập với sứ mệnh đào tạo, tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho địa phương, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số; tạo dựng môi trường giáo dục có chất lượng cao nhằm ươm mầm, phát triển tài năng và chắp cánh ước mơ cho các thế hệ trẻ huyện Mai Châu. Nhà trường đã được lãnh đạo tỉnh, Sở GD&ĐT, các cấp, ngành của huyện quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ về công tác tại trường. Từ 4 thầy giáo trong những ngày đầu mới thành lập, đến nay, nhà trường đã có đội ngũ gồm 59 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công tác xây dựng Đảng trong nhà trường được chú trọng. Chi bộ trường THPT Mai Châu hiện có 38 đảng viên, những năm gần đây đều đạt danh hiệu Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Là đơn vị trường học trên địa bàn huyện có đội ngũ trí thức đông nhất, trình độ đồng đều nhất, được đào tạo bài bản và chuyên sâu nhất của ngành sư phạm, Trường THPT Mai Châu đã thực sự là địa chỉ tin cậy, là cái nôi nâng cao nhất trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho huyện nhà nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung.  50 năm là khoảng thời gian đủ để nhà trường làm nên những thành quả đáng khích lệ. Nhờ sự đầu tư toàn diện, hiệu quả, chất lượng hai mặt giáo dục ngày càng được nâng cao. Đã có hàng ngàn lượt học sinh được học tập, rèn luyện dưới mái trường này. Nhiều người trong số đó đã trở thành cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện và các cấp, các ngành; các nhà giáo, bác sỹ, kỹ sư, sỹ quan trong lực lượng vũ trang đang cống hiến trên mọi miền đất nước.  

Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho trường THPT Mai Châu trong thời gian tới là tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu,  kết quả tốt đẹp đã đạt được, đào tạo ngày càng nhiều nhân tài phục vụ cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, tô đậm truyền thống quý báu đã tạo lập và dầy công vun đắp trong suốt 50 năm qua, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục với mục tiêu: Chất lượng giáo dục là uy tín của nhà trường, là niềm tin của gia đình và xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, trường THPT Mai Châu cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:  

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 

Thứ hai, tiếp tục là trường THPT dẫn đầu huyện về chất lượng dạy và học. Từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tích cực, chủ động đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngày càng vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì sự nghiệp GD&ĐT.  

Thứ ba, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn. Tích cực đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho học sinh khá, giỏi, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số được rèn luyện, học tập, tạo nguồn cán bộ cho địa phương.  

Thứ tư, chú trọng phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức, pháp luật, phòng - chống bạo lực học đường, rèn kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học kỹ thuật.  

Thứ năm, tăng cường huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ giảng dạy và học tập theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xây dựng khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp, bảo đảm môi trường hài hòa, thân thiện.  

Thứ sáu, đối với học sinh, các em cần phải luôn tự ý thức được trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và trách nhiệm công dân đối với đất nước, xác định đúng động cơ, thái độ trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện; Cố gắng học tốt, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tham gia tích cực các các phong trào của Đoàn thanh niên, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường.

 

                                                     Nguyễn Đức Thịnh

                                            Bí thư Huyện ủy Mai Châu

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục