(HBĐT) - Đầu tháng 10, chúng tôi có dịp tham gia cùng Hội Cựu giáo chức xã Tử Nê (huyện Tân Lạc) trong ngày hội “Mổ lợn nhựa khuyến học, khuyến tài”. Đồng chí Phạm Thị Châu - Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tử Nê phấn khởi chia sẻ: Đã thành truyền thống, cứ vào ngày 2/10 hàng năm, chúng tôi lại tổ chức mổ lợn nhựa khuyến học, khuyến tài. Số tiền tiết kiệm này sẽ được các cựu giáo chức mua quần áo, sách vở cho con cháu hoặc quyên góp ủng hộ, động viên những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thêm động lực để tới trường.

 

Nhờ thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là tuyên truyền, vận động nên số lượng hội viên của Hội Khuyến học xã Tử Nê tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2014, toàn xã mới có 550 hội viên thì đến năm 2015 đã tăng lên hơn 800 hội viên và hiện nay là 860 hội viên thuộc 7 chi hội và 4 Ban khuyến học. Việc xây dựng quỹ để có kinh phí tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài cũng được hội viên, nhân dân tích cực hưởng ứng. Giai đoạn từ 2015 trở về trước, quỹ hội chỉ thu 5.000 đồng/hội viên/năm nhưng từ năm 2016 đã đồng thuận nâng lên mức 10.000 đồng.

Đồng chí Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tử Nê cho biết: Hội đặc biệt quan tâm, chú trọng sử dụng qũy khuyến học do hội viên đóng góp đảm bảo đúng, đủ, ý nghĩa. Số tiền này được chúng tôi sử dụng vào việc động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật; khen thưởng học sinh và giáo viên giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH. Mức khen thưởng được đưa ra bàn bạc, thống nhất và công khai. Việc hỗ trợ, khen thưởng được tổ chức vào dịp khai giảng năm học, Trung thu, tổng kết năm học…đảm bảo công khai, đúng người và nhất là có tính động viên, khích lệ cao.

Hội Cựu giáo chức xã Tử Nê (Tân Lạc) tiên phong nuôi lợn nhựa “khuyến học, khuyến tài”.

Bên cạnh việc xây dựng quỹ, phát triển hội viên, công tác khuyến học của xã Tử Nê còn được biết đến là một điểm sáng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng các phong trào. Hội Khuyến học đã phối hợp với các ngành, đoàn thể xã tuyên truyền, vận động để các hộ gia đình cho con em đến trường đúng độ tuổi. Vận động các gia đình đăng ký xây dựng “gia đình học tập”.

Hiện nay, xã Tử Nê đã và đang xây dựng được 2 phong trào khá nổi bật, đó là các chi nhánh dòng họ khuyến học và “Tiếng trống khuyến học”. Phong trào xây dựng chi nhánh dòng họ khuyến học nổi bật với 2 chi dòng họ Bùi tại xóm Cú và xóm Bin. Mỗi chi nhánh dòng họ có khoảng 15 gia đình đã xây dựng được quỹ riêng, tổ chức hoạt động khen thưởng, khuyến học kịp thời, qua đó động viên con em trong dòng họ thi đua tích cực học tập, rèn luyện.

Phong trào “Tiếng trống khuyến học” đã được triển khai và hiện đang thực hiện tại 7/7 xóm. Tuy nhiên, thường xuyên và nổi bật hơn cả là tại xóm 1. Cô Bùi Thị Lợi - chi hội trưởng chi hội khuyến học xóm 1 cho biết: Chi hội có 110 hội viên. Nhiều năm liền xóm không có học sinh bỏ học, hàng năm, xóm đều có con em thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH. Phong trào “Tiếng trống khuyến học” khi triển khai đã làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho nhân dân, các bậc phụ huynh. Cứ sau 19h, khi có nhạc hiệu báo giờ tự học buổi tối là các hộ gia đình đều đồng loạt giảm bớt âm lượng hoặc tắt các thiết bị ti vi, loa, đài; việc ăn uống cũng nhanh chóng được kết thúc. Phụ huynh nhắc nhở con em khẩn trương ngồi vào bàn học bài. Không còn hiện tượng trẻ em rong chơi vào buổi tối, tình hình ANTT cũng được đảm bảo nghiêm túc. Nhân dân coi trọng việc học tập của con em, ý thức và kết quả học tập của các em cũng được nâng lên đáng kể.

Từ những kết quả đã đạt được, Hội Khuyến học xã Tử Nê đã đặt ra những giải pháp cụ thể cho những năm tiếp theo với mục tiêu đưa công tác khuyến học, khuyến tài trở thành một phần việc được cả xã hội quan tâm. Xã tuyệt đối không có học sinh bỏ học. Số lượng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH ngày càng tăng.

 

                                                                                    Dương Liễu

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục