(HBĐT) - Hiện nay, Thư viện tỉnh có hơn 86.000 bản sách, 135 loại báo, tạp chí lưu kho, mỗi năm phục vụ hơn 20.000 lượt bạn đọc với hơn 61.000 lượt sách, báo luân chuyển. 11 thư viện cấp huyện có gần 83.000 bản sách với 76 đầu báo, tạp chí. Số lượng sách, báo chí này có thể đáp ứng tốt nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân thông qua hoạt động của các thư viện.


Tuy nhiên, theo đồng chí Lê Quốc Khánh, Giám đốc Thư viện tỉnh: Đơn vị đang gặp khá nhiều khó khăn để có thể tích cực tham gia vào việc đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong nhân dân. Cụ thể, Thư viện tỉnh chưa có trụ sở, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, không còn đủ trang thiết bị để mở phòng đọc, tra cứu thư mục điện tử và thay đổi chuẩn nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ VH -TT&DL. Kinh phí được cấp còn hạn chế, chưa làm tốt việc bổ sung sách và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ theo như tiêu chí trong phân hạng thư viện cấp tỉnh. Số biên chế chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, đặc biệt là phục vụ bạn đọc vào các ngày lễ, Tết. Năm 2016, kinh phí cấp cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Thư viện tỉnh có 255 triệu đồng; cho 11 thư viện cấp huyện 213 triệu đồng. Do đó, vấn đề đặt ra là cần tăng kinh phí chi thường xuyên và không thường xuyên để đảm bảo duy trì hoạt động của thư viện; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.

 

Người dân đến tìm hiểu thông tin, kiến thức tại Thư viện huyện Mai Châu. 

Trước thực tế đó, tháng 5/2016, thực hiện Chỉ thị số 11, ngày 30/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và Quyết định số 208, ngày 27/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 54 triển khai thực hiện đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong đó, mục tiêu tổng thể là từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất hệ thống thư viện; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ trong thư viện. Đặc biệt là huy động tối đa các nguồn lực và khai thác có hiệu quả hệ thống thư viện nhằm phát triển phong trào xây dựng xã hội học tập, có sức lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. 

Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho biết: Hệ thống thư viện có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, khuyến khích người dân thực hiện việc học tập suốt đời. Các thư viện cần đổi mới phương thức hoạt động theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, chú trọng xây dựng nguồn lực thông tin điện tử, xây dựng bộ tài liệu phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt chú ý đối tượng người dân tộc thiểu số, người khiếm thị, trẻ em. Chú trọng phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, tập trung phát triển mạng lưới thư viện phục vụ nông thôn; tăng cường công tác phục vụ lưu động, luân chuyển sách, báo; khuyến khích cho thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng. Đồng thời, xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho nhu cầu đọc sách và tra cứu khai thác thông tin trên mạng Internet. 

Mục tiêu đề ra đến năm 2020 là đầu tư xây dựng thư viện điện tử, thư viện số tại Thư viện tỉnh. 100% thư viện cấp huyện, 50% thư viện cấp xã, 100% điểm bưu điện văn hóa xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí. Tỷ lệ người dân sử dụng thư viện đạt 10 – 15% dân số. Hàng năm bổ sung tài liệu cho thư viện công cộng tăng từ 5 – 10%. Đồng thời quan tâm giới thiệu sách mới, giao lưu với tác giả; quyên góp sách, báo, tạp chí tặng thư viện xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

                                                                                                           Dương Liễu


Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục