Chiều 2-11, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với ba trường đại học (TĐH) gồm: Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng bàn về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển các TĐH này thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu uy tín trong nước và khu vực.




Tại buổi làm việc, các Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, một số địa phương, ba TĐH đã đóng góp nhiều ý kiến để tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, phát triển xứng tầm cả nước cũng như khu vực.

Phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chúng ta đặt vấn đề cả T.Ư và địa phương, nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và các TĐH dồn lực phát triển ba trường này thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ba khu vực của đất nước trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội và Đại học Đà Nẵng phải được tập trung nguồn lực phát triển thành đô thị đại học, có quy hoạch xứng tầm, sử dụng hạ tầng tốt nhất phục vụ cho đào tạo, phát triển. Các bộ, ngành, các TĐH phải có quyết tâm chính trị cao, vươn lên đổi mới; tự chủ, đổi mới, sáng tạo; tự huy động thêm nguồn lực phục vụ phát triển bằng các hình thức xã hội hóa; Nhà nước sẽ hỗ trợ trong quá trình này. Thủ tướng đặt vấn đề cần thiết phải có quyết tâm cao độ của các trường trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với ba TĐH, tính toán chặt chẽ diện tích cần thiết; năm địa phương liên quan trực tiếp hỗ trợ, nhất là bố trí diện tích tái định cư cho người dân; nỗ lực có mặt bằng sạch cho xây dựng đô thị đại học tầm cỡ.

Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT phối hợp các trường và địa phương xem xét lại kế hoạch đền bù, GPMB để trình Chính phủ xem xét phủ quyết định đúng thẩm quyền. Nghiên cứu thêm các hình thức như đầu tư đối tác công-tư (PPP), nguồn lực quốc tế. Thủ tướng cũng đề xuất Nhà nước vay ODA cho ba TĐH này nguồn vốn cần thiết cho phát triển tuỳ từng nhu cầu để có cơ sở vật chất thiết yếu. Thủ tướng chỉ đạo Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính đề xuất nguồn và mức vay cụ thể. Thủ tướng giao các đơn vị liên quan sớm hoàn chỉnh phương án, đề án cụ thể. Thủ tướng đồng ý đề xuất của Bộ GD-ĐT về xây dựng các trường này thành TĐH nổi tiếng; có đề án cụ thể để tái cấu trúc, phát triển các TĐH tầm cỡ quốc tế; thiết thực đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cùng với đó, các trường phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo.

Thủ tướng nêu rõ, đề án tái cấu trúc ba TĐH phải nằm trong đề án tái cấu trúc chung các TĐH của ba vùng trọng điểm cả nước; Chính phủ cùng với các trường này nâng cao năng lực, tập trung nguồn lực để phát triển nhằm mục tiêu ba trường này là phải nằm trong số các TĐH có thứ hạng, uy tín trên thế giới; đây cũng là sự tăng trưởng dài hạn, bền vững của các địa phương. Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển công nghệ cao thì phải có trường đại học có tầm cỡ để đáp ứng nguồn nhân lực. Các Bộ: Tài chính, KH-ĐT, GD-ĐT có trách nhiệm góp ý vào đề án tái cơ cấu, xử lý nguồn vốn vay ODA... Giao chính quyền các địa phương hỗ trợ ba TĐH này trong công tác đền bù, GPMB. Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các TĐH thúc đẩy, thông qua đề án phù hợp quy hoạch mạng lưới các TĐH theo quy định hiện hành; thúc đẩy xã hội hóa, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn lực kể cả cho phép ba TĐH thực hiện hợp tác đầu tư PPP nhưng phải có đề án cụ thể. Thủ tướng cũng lưu ý nếu có mặt bằng sạch thì sẽ có đề án phát triển tốt.

Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT cùng với các trường đề xuất việc thí điểm cần thiết mà hiện chưa có quy định; chủ động thảo luận các vấn đề còn có ý kiến khác nhau việc thí điểm này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ba TĐH này tăng tốc phát triển nhanh, nhất là xây dựng đô thị đại học xứng tầm.

TheoNhanDan



Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục