Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra những nội dung cơ bản của phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, cách thức triển khai kỳ thi sẽ có một số điều chỉnh ở các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi, công bố kết quả và phương thức sử dụng kết quả thi.


Thí sinh Kỳ thi THPT quốc gia 2018, tại điểm thi Trường THPT chuyên Quốc học Huế

Đặt camera giám sát,đánh phách điện tử

Theo phương án thi THPT quốc gia 2019, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12; bảo đảm phù hợp với năng lực học sinh phổ thông, có độ phân hóa phù hợp. Quá trình xây dựng đề thi sẽ tăng cường công tác thử nghiệm để từng bước chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi thi; huy động câu hỏi thi đề xuất từ nhiều nguồn, nhất là chú trọng câu hỏi thi từ nguồn đề xuất của các giáo viên, giảng viên, chuyên gia. Đáng chú ý, quy trình xây dựng đề thi chính thức sẽ chú trọng cải tiến khâu phản biện và thẩm định để bảo đảm đề thi phù hợp với yêu cầu kỳ thi THPT quốc gia cả về độ khó và độ cân bằng giữa các mã đề.

Đối với công tác coi thi, mỗi tỉnh tiếp tục tổ chức một Hội đồng thi do sở giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) chủ trì; điều động cán bộ giảng viên trường ĐH, CĐ tham gia phối hợp theo nguyên tắc các trường địa phương nào thì không tham gia phối hợp tại địa phương đó. Quá trình tổ chức thi, để tăng cường bảo mật, phó trưởng điểm thi là cán bộ trường ĐH, thư ký và cán bộ PA03 có trách nhiệm quản lý đề thi, bài thi tại điểm thi và chuyển giao về hội đồng thi; túi dựng bài thi được niêm phong bằng giấy mỏng chuyên dụng, dùng một lần. Đáng chú ý, tại các điểm thi và hội đồng thi sẽ đặt camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi và bài thi 24/24 giờ.

Một trong những thay đổi được chú trọng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 so với năm 2018 là công tác chấm thi, trong đó công tác chấm thi trắc nghiệm sẽ do Bộ GD-ĐT chủ trì tổ chức chấm tập trung. Các phòng chấm thi sẽ phải đặt camera giám sát 24/24 giờ; cán bộ giám sát chấm trắc nghiệm phải am hiểu về công nghệ thông tin… Phần mềm chấm thi trắc nghiệm sẽ được sửa đổi, nâng cấp theo hướng phân quyền cụ thể và mã hóa dữ liệu để tránh người dùng can thiệp; cán bộ xử lý bài thi không thể biết được mối liên hệ giữa thông tin cá nhân thí sinh với nội dung trả lời trắc nghiệm (đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm); người được cấp quyền truy cấp có thể mở được nhưng không sửa được thông tin…

Điểm thi chiếm tỷ lệ 70% trong xét tốt nghiệp

Không chỉ các khâu ra đề, coi thi, chấm thi có những thay đổi, việc công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp của kỳ thi THPT quốc gia 2019 cũng có những thay đổi đáng kể. Trong đó, phương án công bố kết quả thi sẽ điều chỉnh theo hướng tăng tính công khai. Bộ GD-ĐT sẽ công bố thông tin tổng hợp, phân tích kết quả thi cùng các số liệu, biểu bảng thống kê và phổ điểm các môn thi; phối hợp với các hội đồng thi công bố kết quả cho thí sinh.

Đáng chú ý, trong việc sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp sẽ có sự thay đổi tỷ lệ so với năm 2018. Năm 2019, trong xét tốt nghiệp điểm các bài thi THPT quốc gia sẽ chiếm 70%, còn lại 30% là điểm trung bình năm lớp 12 của thí sinh. Đối với mục tiêu kết quả thi làm cơ sở để xét tuyển ĐH, CĐ sẽ điều chỉnh theo hướng tăng cường phát huy tính tự chủ của các cơ sở giáo dục. Thông tin về tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ phải chỉ rõ phương thức tuyển sinh; ngoài việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, các trường có thể dùng phương thức khác để tuyển sinh…

Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 vẫn nhằm mục tiêu giảm áp lực và tốn kém cho xã hội và bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh ĐH, CĐ; đồng thời cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng giáo dục phổ thông để điều chỉnh quá trình dạy học…




Theo Nhân Dân

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục