(HBĐT) - Sáng 25/12, hàng trăm phụ huynh trường tiểu học Lê Văn Tám, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã dành trọn 1 ngày cùng con bước vào thế giới bổ ích, lý thú của các cuốn sách trong "Ngày hội đọc sách gia đình năm học 2020 - 2021”. Đây thực sự là một trải nghiệm rất đặc biệt.



Mẹ đọc sách cùng con trong "Ngày hội đọc sách gia đình năm học 2020 - 2021" tại trường tiểu học Lê Văn Tám (TP Hòa Bình).

Ngay từ đầu giờ sáng, sân trường tiểu học Lê Văn Tám đã nhộn nhịp các hoạt động bổ ích và ý nghĩa. Góc này là học sinh lớp 5 cùng phụ huynh sôi nổi với phần thi "Rung chuông vàng”; góc kia là học sinh khối 4 và phụ huynh viết, vẽ lại những câu chuyện trong các cuốn sách vừa đọc; trong thư viện nhà trường, phụ huynh cùng các con lớp 1 tô màu… Một khung cảnh ấm áp, có tính giáo dục cao, đậm hơi ấm gia đình.

Cô giáo Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên ngành GD&ĐT triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, năm học đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, Điều lệ trường tiểu học mới. Với nội dung, chương trình mới, các hoạt động giáo dục tích cực được chú trọng, trong đó, việc đổi mới hoạt động thư viện, đổi mới hình thức tổ chức đọc, học tại thư viện cũng là một trong những nội dung đã được quy định cụ thể trong Điều lệ trường tiểu học. Thấy rõ ý nghĩa quan trọng của hoạt động thư viện trong trường học, nhà trường đã chú trọng đổi mới hoạt động thư viện, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất thư viện. Tiết đọc thư viện được tổ chức có nền nếp, hiệu quả; các lớp đều xây dựng thư viện góc lớp, mang sách đến gần hơn với thầy cô giáo, học sinh đã tích cực đọc sách hơn. Để tiếp tục phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường, tạo thói quen, khơi dậy niềm ham mê, yêu thích đọc sách cho học sinh, cũng như kêu gọi sự quan tâm, đồng hành của phụ huynh, nhà trường đã mạnh dạn tổ chức ngày hội đọc sách gia đình. Đáng phấn khởi là các phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ hoạt động này, tích cực tham gia dù cuối năm ai cũng rất bận rộn. 

       Thực tế những năm gần đây cho thấy, sự bùng nổ CNTT, sự phổ biến của các thiết bị di động thông minh khiến cho học sinh cũng như chính các bậc phụ huynh mất khá nhiều thời gian cho "thế giới ảo”, thời gian bố mẹ dành cho con ngày càng eo hẹp. Các chương trình trên điện thoại, máy tính, ti vi... có lẽ thu hút trẻ hơn so với những cuốn sách bổ ích, việc đọc sách ngày càng hiếm hoi. Vì vậy, việc cha mẹ dành thời gian đọc sách cùng con để khơi gợi niềm đam mê và thích thú cho con là rất quan trọng.  Mỗi ngày, bố mẹ hãy dành khoảng 30 phút để cùng con đọc sách. Đây sẽ là khoảng thời gian quý giá để bố mẹ gần gũi, lắng nghe, chia sẻ cùng con. Đan xen với việc kể và đọc cho con, bố mẹ có thể đặt ra những câu hỏi, tình huống, lắng nghe quan điểm của con qua việc con tự diễn đạt ý theo vốn từ vựng, ngôn ngữ mình có. Chính việc diễn đạt này sẽ giúp con tăng khả năng phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn, tự tin nói lên suy nghĩ của mình để từ đó, bố mẹ hiểu con hơn, sửa cho con lỗi sai, động viên, khích lệ tinh thần khi con hiểu đúng vấn đề, sự việc. 

       Chia sẻ sau khi trải nghiệm "Ngày hội đọc sách gia đình năm học 2020 - 2021” của trường tiểu học Lê Văn Tám, chị Hoàng Thị Liên, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cho biết: Qua việc đọc sách cùng con, bố mẹ dễ dàng nói nhiều điều với trẻ, bởi trong mỗi cuốn sách, truyện đều chứa đựng kiến thức bổ ích. Việc bố mẹ ngồi cạnh giải đáp mọi thắc mắc của con, cùng con rút ra bài học không chỉ tạo cảm giác tin tưởng cho con, mà còn khiến cho việc đọc sách trở nên lôi cuốn với con. Cùng con đọc sách, tôi thấy việc dạy con, những thông điệp muốn truyền tải đến con sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Đặc biệt, mỗi cuốn sách mang đến một câu chuyện, một bài học ý nghĩa góp phần hình thành đạo đức, nhân cách cho con. Vậy nên, dù bận rộn đến mấy, bố mẹ cũng nên dành thời gian đọc sách cùng con.


Dương Liễu

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục