(HBĐT) - Vừa qua, Qualcomm đã tài trợ cho ngành GD&ĐT tỉnh 300 máy tính thông qua tổ chức The Dariu Foundation. Trước đó, The Dariu Foundation đã ký kết với Sở GD&ĐT các chương trình, hoạt động trong "Dự án tăng cường kỹ năng số cho giáo viên và học sinh tỉnh Hòa Bình”, góp phần giúp ngành tiếp tục tăng cường nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục.


Tổ chức Qualcomm tài trợ 300 máy tính xách tay, tạo điều kiện để ngành GD&ĐT tỉnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong giáo dục.

Được biết, từ năm học 2019 - 2020, ngành GD&ĐT tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức The Dariu Foundation để triển khai dạy học khoa học máy tính với mạch Micro:Bit và thành lập các câu lạc bộ lập trình, câu lạc bộ STEM đến học sinh tiểu học và THCS. Qua 1 năm triển khai bước đầu thu được những kết quả nhất định. Ngành đã có các đại diện tham gia và đạt giải thưởng trong nước, khu vực về các sản phẩm lập trình của học sinh, điển hình như sản phẩm "Radio for Communicating with Communities” của nhóm học sinh trường TH&THCS Mai Hịch (Mai châu). Các cuộc giao lưu về lập trình, ngày hội STEM cũng được tổ chức tại các huyện: Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn… với sự ra mắt của nhiều sản phẩm lập trình, sáng tạo khoa học của học sinh được đánh giá cao. Học sinh đã có được những trải nghiệm ý nghĩa, giúp các em thêm hứng thú trong học tập, xác định được niềm đam mê, biết ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống.

Để có được sự khởi đầu tích cực đó, The Dariu Foundation đã hỗ trợ từ trang thiết bị đến hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, học sinh hoàn thiện sản phẩm. Đến nay, The Dariu Foundation đã hỗ trợ ngành giáo dục tỉnh 400 máy tính, 615 chiếc điện thoại thông minh, trên 600 mạch Micro:Bit, mạch mở rộng và các thiết bị khác…

Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT trao đổi: Những năm gần đây, ngành GD&ĐT tỉnh rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy, người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Có thể nói, sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục. Vì thế, ngành GD&ĐT tỉnh tiếp tục tích cực huy động các nguồn lực, chú trọng sử dụng có hiệu quả trang thiết bị được tài trợ, tạo nền tảng cơ bản để toàn ngành quyết tâm thực hiện CĐS trong giáo dục.

Với quyết tâm cao, ngành GD&ĐT tỉnh đã khởi động hành trình CĐS bằng nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, như: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, huy động các nguồn tài trợ về hạ tầng thông tin, cung cấp trang thiết bị cho các nhà trường, tạo cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đảm bảo các điều kiện để dạy và học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018… Trong nỗ lực thực hiện CĐS, nhiệm vụ trọng tâm là huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình quy định. Tính đến hết năm học 2020 - 2021, đối với GDPT, toàn tỉnh có 5.957 phòng học, ngoài ra còn có 743 phòng học bộ môn, 469 phòng thư viện. Nhìn chung, các phòng học cơ bản đảm bảo cho thực hiện Chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, riêng đối với điều kiện để tổ chức dạy và học môn Tin học còn nhiều khó khăn, hạn chế. Bởi, các phòng máy tính hiện có phần lớn đã xuống cấp, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ do được trang bị từ nhiều nguồn khác nhau và trong nhiều năm. Theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT, tính đến nay, số phòng máy tính của ngành cần trang bị thêm là 12.545 chiếc, số phòng máy tính cần lắp đặt mới và lắp đặt lại là 589 phòng; toàn tỉnh còn 114 cơ sở giáo dục chưa có phòng máy tính, gồm 88 cơ sở giáo dục mầm non, 26 cơ sở giáo dục phổ thông… Cùng với đó là những khó khăn, thách thức đến từ đội ngũ giáo viên, hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị cá nhân để học sinh có thể tự học tại nhà hoặc tham gia học tập trực tuyến…, đòi hỏi ngành GD&ĐT tỉnh cần tiếp tục tìm các giải pháp hữu hiệu, huy động thêm nhiều nguồn lực để cùng thúc đẩy hành trình CĐS - hành trình cần sự chung tay của cả cộng đồng.

 

Khánh An


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục