(HBĐT) - Ngày 25/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 387/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”.

Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua, học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời trong các tầng lớp nhân dân thông qua việc triển khai hiệu quả, nhân rộng các mô hình "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”, "Cộng đồng học tập”, "Đơn vị học tập” đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2030.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 100% cán bộ và hội viên của Hội Khuyến học Việt Nam được học tập quán triệt các chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời giai đoạn 2021 - 2025.

70% gia đình được công nhận đạt danh hiệu "Gia đình học tập”, 65% dòng họ được công nhận đạt danh hiệu "Dòng họ học tập”; 65% cộng đồng (thôn bản, tổ dân phố và tương đương) được công nhận đạt danh hiệu "Cộng đồng học tập”; 80% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu "Đơn vị học tập”.

40% người lao động trong "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”,"Cộng đồng học tập”, 60% cán bộ, công chức, nhân viên trong "Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu "Công dân học tập”.

Phấn đấu 100% Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội khuyến học cấp xã tham gia quản lý trung tâm học tập cộng đồng. 40% cán bộ làm công tác khuyến học cấp xã tham gia tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và được bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: 100% cán bộ, hội viên Hội khuyến học Việt Nam được học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhất là những vấn đề về xã hội học tập bền vững và những xu thế phát triển các mô hình học tập giai đoạn 2026 - 2030 ở trong nước và thế giới.

80% gia đình được công nhận đạt danh hiệu "Gia đình học tập”; 75% dòng họ được công nhận đạt danh hiệu "Dòng họ học tập”; 75% cộng đồng (thôn bản, tổ dân phố và tương đương) được công nhận đạt danh hiệu "Cộng đồng học tập”; 90% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu "Đơn vị học tập”.

60% người lao động trong "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”,"Cộng đồng học tập”, 80% cán bộ, công chức, viên chức trong "Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu "Công dân học tập”.

70% cán bộ làm công tác khuyến học cấp xã tham gia tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và được bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật.

Chương trình đề ra các nhiệm vụ, giải pháp: Bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình học tập trong xã hội; Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến về xây dựng và phát triển các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập trong cộng đồng; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng các mô hình học tập; Tăng cường công tác phối hợp với ngành Giáo dục, ngành Văn hóa, ngành Thông tin để phát triển nguồn lực thông tin, duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, các thiết chế văn hóa cơ sở, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 – 2030; Đẩy mạnh triển khai nhân rộng, sơ kết, tổng kết các mô hình học tập; Huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tăng cường sự đóng góp của cộng đồng trong việc thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, nhân rộng các mô hình học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: ngân sách nhà nước theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công được cấp cho Hội theo quy định, nguồn xã hội hóa và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Các địa phương có trách nhiệm cân đối ngân sách, bố trí kinh phí hàng năm thực hiện các công việc liên quan đến triển khai các mô hình "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”, "Cộng đồng học tập”, "Đơn vị học tập” theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.


P.V (TH)

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục