Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng cùng lúc ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Nếu như ở lớp 3, số tiết học sẽ được tăng lên so với chương trình hiện hành, thì lớp 10, học sinh sẽ học ít môn hơn và được lựa chọn theo năng khiếu, sở thích của mình.


Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: TTXVN

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông mới chia làm hai giai đoạn, gồm Giáo dục cơ bản (lớp 1 đến 9) và Giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12).

Chương trình này, bắt đầu triển khai lần lượt ở từng khối lớp từ năm học 2020-2021, thay thế chương trình hiện hành đã áp dụng từ 2006.

Theo đó, chương trình lớp 3 và lớp 7 thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản (lớp 1-9).  

Chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Ngoại ngữ 1, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật ( Âm nhạc, Mỹ thuật), hoạt động trải nghiệm. Số tiết học Tiếng Việt trong năm là 245, trung bình 7 tiết mỗi tuần; Toán 175 tiết, 5 tiết mỗi tuần.

Như vậy, so với chương trình hiện hành, thời lượng Toán không thay đổi, còn Tiếng Việt giảm một tiết/tuần.

Ngoài ra, chương trình mới quy định thời lượng học ngoại ngữ là 4 tiết trong tuần, cả năm 140 tiết. Các em học sinh cũng được học thêm Tin học và Công nghệ, tăng thời lượng học Tự nhiên và xã hội. Do đó, tổng số tiết mỗi tuần của chương trình lớp 3 mới là 28, nhiều hơn so với mức 23+ hiện tại.

Các trường tiểu học tổ chức dạy hai buổi trên ngày với tổng số tiết không quá 7, mỗi tiết kéo dài 35 phút.

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng với lớp 7 sẽ không còn hai môn Sinh học, Vật lý, mà thay bằng Khoa học tự nhiên. Hai cặp môn Lịch sử và Địa lý,  Âm nhạc và Mỹ thuật được tích hợp trong một môn và giữ nguyên thời lượng như chương trình hiện hành. Các môn học, hoạt động bắt buộc khác gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm giáo dục của địa phương.

Chương trình mới cho phép học sinh lớp 7 tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số, hoặc Ngoại ngữ 2. Hai chương trình không chênh lệch nhiều về thời lượng. Tổng số tiết mỗi tuần của chương trình hiện hành là 28,5+, còn chương trình mới là 29. Các trường được khuyến khích dạy hai buổi trên ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho lớp 10 đã có sự thay đổi rõ rệt.  Cụ thể, học sinh không phải học 17 môn và hoạt động giáo dục như chương trình hiện hành; mà chỉ phải học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Học sinh chọn năm môn khác từ ba nhóm môn (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật).

Trường THPT tổ chức học một buổi, mỗi buổi không quá năm tiết, mỗi tiết 45 phút, tương tự hiện nay. Tuy nhiên, chương trình mới khuyến khích các trường dạy học hai buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ. Học sinh sẽ học 29 tiết mỗi tuần trong năm lớp 10, thấp hơn mức 29,5+ theo chương trình hiện hành.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục