Tại Hà Nội, trẻ mầm non mới đi học trực tiếp được ít ngày. Cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Linh, Hiệu trưởng Trường mầm non Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Nhà trường có 361 học sinh, trong đó có 109 học sinh 5 tuổi.


Giờ học làm quen với tiếng Việt của học sinh Trường mầm non Ngọc Lan, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Khi học sinh đi học trực tiếp, nhà trường yêu cầu giáo viên lựa chọn, trang bị những nội dung giáo dục, kỹ năng cốt lõi, cần thiết để trẻ nhanh chóng thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Ngoài ra, nhà trường sẽ tổ chức một buổi mời giáo viên trường tiểu học và chuyên gia tư vấn tâm lý về để chia sẻ những kỹ năng cần thiết cho trẻ 5 tuổi. Thời gian tới, tùy tình hình dịch bệnh, Trường mầm non Giáp Bát có thể tổ chức đi thực tế tại Trường tiểu học Giáp Bát để các con được trải nghiệm, tham quan môi trường học tập, tạo hứng thú cho trẻ yêu thích môi trường sắp tới.

Các trường lựa chọn giáo viên dạy trẻ 5 tuổi với tiêu chí rõ ràng. Cô giáo Vũ Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Chất lượng cao 20-10 (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nói: Giáo viên dạy trẻ 5 tuổi đều đạt trình độ trên chuẩn, có kinh nghiệm lâu năm dạy độ tuổi mẫu giáo lớn. Hằng năm, trường tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các cô về những hoạt động tiền tiểu học, cập nhật phương pháp tiên tiến. Cô giáo Nguyễn Phương Anh, giáo viên lớp mẫu giáo lớn 3 Trường mầm non Chất lượng cao 20-10 (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: Thời điểm này là khoảng thời gian "vàng” đối với trẻ mầm non nói chung và với trẻ 5 tuổi nói riêng, giáo viên sẽ ôn luyện cho trẻ những kiến thức thiếu hụt, đồng thời tổ chức lồng ghép các trò chơi để trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận biết con số, làm quen với bảng chữ cái; điều chỉnh giáo án phù hợp tâm lý, giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập và hứng thú với học tập.

Tại lớp mẫu giáo lớn 2, Trường mầm non Ngọc Lan (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) vào buổi học chiều, các cô giáo và học trò đang học nhận biết chữ cái, làm quen với môn toán. Các em vừa học vừa chơi và khá hào hứng khi được xung phong tham gia các hoạt động dạy học. Cô giáo Phạm Thị Hoài Sương, giáo viên lớp mẫu giáo lớn 2, chia sẻ: Ở tuổi các con chủ yếu là vui chơi, khi bước vào lớp 1 thì học tập là chủ đạo, cho nên chúng tôi đã dạy cho trẻ nhiều kỹ năng như biết lễ phép, biết tự phục vụ bản thân như đi vệ sinh, mang quần áo, mang cặp, đi giày dép… Ngoài việc dạy cho trẻ trên lớp, khi kết thúc buổi học vào cuối giờ, giáo viên tiếp tục trao đổi với phụ huynh để cùng hỗ trợ, hướng dẫn thêm cho các con. 

Cô giáo Bùi Thị Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Ngọc Lan cho biết: Trường được địa phương đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học, đặc biệt có nhiều trang thiết bị hỗ trợ lớp mẫu giáo lớn trước khi các em vào lớp 1. Trường được trang bị bốn bảng thông minh tương tác như một hệ thống máy tính tích hợp, giúp cho học sinh được chơi, học, tương tác trên máy. Hiện nay số trẻ lớp mẫu giáo lớn đến trường đã tăng từ 20% lên 50%. Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ không đến trường. Phụ huynh quá lo lắng cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 nên đã tự ý cho trẻ đi học dự thính trước. Trường đã huy động, tuyên truyền để phụ huynh yên tâm cho trẻ đến trường. 

Theo Vụ trưởng Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Bá Minh, khi trẻ trở lại trường, các cơ sở giáo dục mầm non lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết phù hợp thời gian còn lại của năm học, hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp khả năng của trẻ trong lớp. Bên cạnh đó, các trường hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp điều kiện của gia đình nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục