Để khuyến khích học sinh học nghề, nhiều nơi tại TP.HCM đề xuất và định hướng cho học sinh học trung cấp để làm "bước đệm" lên đại học.

“Dụ” học sinh?

Tại TP.HCM, số học sinh bỏ học khá nhiều vì không đủ sức học lên THPT, CĐ, ĐH, trong khi  nguồn nhân lực tay nghề cho xã hội thì thiếu. Trước tình trạng này, việc khuyến khích các em đi học nghề là chủ trương được ủng hộ.

"Giấc mơ vào ĐH" khiến nhiều người coi đó là mục đích cuộc đời. Ảnh phụ huynh chờ con dưới mưa trong đợt thi ĐH, CĐ năm 2009.

Và trong những biện pháp làm động lực cho học sinh vào học trung cấp, nhiều nơi định hướng con đường liên thông từ trung cấp lên ĐH cho học sinh.

Như ở quận 8, chủ trương đặt dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân - là phải có liên thông lên ĐH - để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT cho rằng, việc định hướng này một phần để cho học sinh thấy được tương lai phía trước và thấy được việc học tập là suốt đời. “Trước mắt là để khuyến khích các em vào trung cấp” - ông Thanh nhấn mạnh.

Thế nhưng, việc định hướng cho các em vào trung cấp để làm “bước đệm” lên ĐH có phải là giải pháp hữu hiệu để phát triển giáo dục chuyên nghiệp? Hay nói như ông Mai Văn Bảy, Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam tại TP.HCM là đang “dụ” học sinh.

Lương cao, học sinh tự chọn học nghề

Câu chuyện của ông Mai Văn Bảy, một thợ Tiện bậc 7/7, cũng là tiến sĩ Kinh tế - Xây dựng phần nào nói lên biện pháp hữu hiệu hơn cho vấn đề này.

Ông kể: hồi đó ông là thợ tiện bậc 7/7 hưởng mức  lương 93 đồng, cao hơn hẳn lương của một kỹ sư mới ra trường (63 đồng). “Nếu chỉ vì tiền thì tôi không cần đến bằng kỹ sư” - ông chia sẻ.

TS. Mai Văn Bảy, Chủ tịch Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam - TP.HCM.

Rồi một lần đi dự tiệc, người ta xướng danh những người thành đạt như: bác sĩ, kiến trúc sư... trong khi với ông, người ta xướng lên là: Công nhân Mai Văn Bảy. Lần khác, khi phát biểu trước đám đông, thấy ai cũng nói nhiều, riêng ông chỉ nói được vài ba câu.

Ông tự nghĩ: “Phải chăng mình ngu dốt?”. Để trả lời câu hỏi đó, ông bỏ 9 năm trời đi học ĐH ở Nga và lấy bằng tiến sĩ Kinh tế - Xây dựng như ngày nay. Trong 2 năm đầu bắt tay vào học hành là cả chặng đường khó khăn đối với ông. Nhưng khi đã “bắt nhịp” được, ông chưa bao giờ có con điểm 4 trong vở (thời đó cao nhất là 5 điểm).

“Vào ĐH không phải là mục tiêu của đời người, đây là biện pháp để lập nghiệp. Mục tiêu của lập nghiệp là thành đạt và giàu có. Người học nên lấy việc chuyên nghiệp hóa cái nghề của mình để phấn đấu” - ông Bảy nhấn mạnh.

Ông cho rằng, nếu chính sách tiền lương hợp lý cho thợ có tay nghề cao thì có thể thu hút học sinh vào học nghề, giảm bớt căng thẳng khi học sinh học nghề hay học lên ĐH. Và khi không thể vào ĐH thì học sinh sẵn sàng học nghề để lập nghiệp. Điều kiện học hành hiện nay quá thuận lợi, lúc nào đi học được thì vẫn có thể học.

Sẽ còn thiếu thợ giỏi, thừa cử nhân

Tại hội thảo “Đổi mới và phát triển giáo dục chuyên nghiệp TP.HCM” tổ chức ngày 23/1, nhiều đại biểu cho rằng nên thay đổi cái nhìn của phụ huynh, học sinh đối với giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều biện pháp như: nâng chất lượng trường trung cấp, trường dạy nghề bằng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình giảng dạy... Ông Nguyễn Minh Thành, Chủ tịch Hội Dạy nghề TP.HCM cho là nên có trường chuyên nghiệp tầm cỡ quốc gia bên cạnh trường ĐH quốc gia.

Những việc làm đó nếu chỉ để lấy trung cấp làm “đệm”, e rằng phần nào gây lãng phí. Những “bàn tay vàng” đã hiếm nay càng hiếm hơn trong khi kỹ sư, cử nhân ĐH lại có thừa.

Thực tế, ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, bằng cấp đối với họ không phải là quan trọng nhất. Ông Lưu Văn Si, Giám đốc Công ty Đoàn Phát cho biết, mong muốn của người tuyển dụng lao động không gì hơn là tuyển đúng người, đúng việc mà công ty đang cần và có thể bắt tay vào làm công việc ngay, thích nghi nhanh với môi trường làm việc.

Còn ông Nguyễn Văn Hường, Tổng giám đốc Công ty Global Book cho rằng, cho dù học sinh có định hướng thế nào và muốn hoàn thiện các chương trình cao hơn ra sao, thì trước mắt trường trung cấp vẫn phải là môi trường đào tạo lành nghề. Để trong quá trình làm việc, người lao động tốt nghiệp trung cấp có thể hoàn thành những nhiệm vụ của họ trong doanh nghiệp - nghĩa là họ phải có kiến thức, tay nghề và nhất là tính chuyên nghiệp trong lao động.

                                                                                         Theo Vnn

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục