Bài viết Lương giáo viên đăng trên Báo Thanh Niên ngày 19.4 tạo dư luận mạnh mẽ trong độc giả. Hàng loạt e-mail, điện thoại gửi về tòa soạn báo thể hiện sự đồng tình với bài viết.

Bên cạnh những ý kiến phê phán vẫn có những đóng góp với mong muốn làm sao để giáo viên sống được bằng lương.

Không thể sống bằng lương 

Bạn đọc có địa chỉ e-mail  (thaonguyen...@yahoo.com) bộc bạch: “Bản thân là một giáo viên, tôi mừng vì còn có người lên tiếng cho quyền lợi của chúng tôi. Nghĩa vụ phải gắn liền với quyền lợi nhưng điều đó xem ra không đúng với ngành giáo dục. Giáo viên thường ngại đề cập đến vấn đề tiền bạc nhưng thực tế cuộc sống quá khó khăn, chưa hết tháng đã hết tiền”. Cùng quan điểm này, bạn đọc Nguyễn Xuân Giang chia sẻ: “Tôi công tác trong ngành giáo dục và thấy rằng giáo viên hầu như không bao giờ chi tiêu đủ với đồng lương mỗi tháng. Tại  Kiên Giang, trong đợt Tết Nguyên đán vừa qua, giáo viên chỉ nhận tiền thưởng Tết không quá 300.000 đồng, có nơi  như trường THPT Châu Thành chỉ vỏn vẹn 100.000 đồng”.

Một bạn đọc khác thẳng thắn: “Gia đình tôi có cả chục người là giáo viên, dạy đủ các môn, nhưng ai cũng thiếu thốn vay mượn triền miên”. Một giáo viên trẻ ở Q.4, TP.HCM cho biết: “Tôi cũng là một giáo viên đến nay đã gần 9 năm đứng lớp nhưng vẫn không thể sống được bằng lương (tôi có con nhỏ được 20 tháng tuổi). Tôi rất tâm đắc với bài viết này và tự hỏi không biết bao giờ giáo viên  mới có thể sống hoàn toàn nhờ vào lương ?”.

Bạn đọc ở địa chỉ e-mail xuan...@gmail.com  cho biết lương thấp tạo ra nhiều hậu quả trong ngành giáo dục: “Lương thấp - nguyên nhân khiến nhiều giáo viên, giảng viên giỏi phải bỏ nghề. Lương thấp cùng cơ chế đãi ngộ không xứng đáng, thái độ không tôn trọng nghề giáo khiến nhiều phụ huynh không cho con em theo ngành sư phạm; nhiều học sinh không lựa chọn nghề giáo dù đó là ước mơ của các em”.

Giải pháp nào khả thi?

Là một người trong ngành, độc giả  Nguyễn Hoàng Nguyên (nguyen...@gmail.com) đề nghị: “Trước mắt, Bộ GD-ĐT nên đề xuất phục hồi chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên (đã không còn được thực hiện từ năm 1993) trong khi chưa tổ chức thi nâng ngạch cho giáo viên. Như thế  mới động viên được giáo viên giỏi, tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ giáo viên”. Cùng ý kiến này, nhiều giáo viên cũng đưa ra đề xuất: “Việc nâng lương ngay cho hơn 1 triệu nhà giáo (chiếm khoảng 80% đội ngũ công chức khối hành chính sự nghiệp) rõ ràng là không khả thi và ngoài khả năng giải quyết của Bộ GD-ĐT. Trước mắt, để động viên các nhà giáo có nhiều cống hiến cho ngành, đã đạt được các tiêu chuẩn theo quy định, Bộ GD-ĐT nên tiếp tục xét nâng ngạch giáo viên trung học cao cấp như cách làm trước nay. Bước tiếp theo là tổ chức thi nâng ngạch như các ngành khác. Những giáo viên nào đã đạt chuẩn trước ngày công bố quy chế thi thì được xét theo quy định cũ. Không thể vì chưa soạn thảo xong quy chế thi mà bắt nhiều giáo viên giỏi phải mòn mỏi chờ đợi”.

                                                                        Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục