Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu 35 cơ sở đào tạo không đủ điều kiện dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ (TS) trong năm 2010. Từ đây, có nhiều số liệu đáng kinh ngạc về hiện trạng đào tạo bậc TS.

Quy chế đào tạo trình độ TS hiện hành của Bộ GD-ĐT quy định để mở chuyên ngành đào tạo, cơ sở phải có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học (CBKH) cơ hữu đáp ứng yêu cầu đào tạo. Cụ thể có ít nhất 1 PGS và 4 TS cùng ngành, trong đó có ít nhất 3 người cùng chuyên ngành đăng ký...

Tuy nhiên, 35 cơ sở đào tạo đã không đáp ứng được yêu cầu này. Ở một khía cạnh nào đó, tình trạng này còn tệ hơn “cơm chấm cơm” (người có trình độ đại học dạy đại học).

Ở một số chuyên ngành không hề có CBKH cơ hữu cùng ngành có học vị TS hay học hàm GS, PGS như quy định. Đây đều là những trường lớn, được giao nhiệm vụ đào tạo TS từ nhiều năm nay.

Đào tạo trong điều kiện “3 không”

ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có 3 chuyên ngành đào tạo TS là Địa hóa học, Khoáng vật học, Thạch học nhưng cả ba đều không có ai là TS cùng ngành.  Học viện Quân y có 3 chuyên ngành đào tạo TS gồm Ký sinh trùng, Vi khuẩn học, Vi-rút học nhưng cũng  không có người nào là TS cùng ngành đào tạo đó.

Tình trạng này diễn ra ở rất nhiều ĐH, học viện và đặc biệt là các viện nghiên cứu như: Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Viện Khoa học giáo dục VN, Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp  miền Nam, Viện Nghiên cứu cơ khí, Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ...

Một số cơ sở đào tạo còn không có CBKH cơ hữu nào có cùng chuyên ngành với chuyên ngành được đào tạo. Có 36 chuyên ngành của 21 cơ sở đào tạo đã không đảm bảo điều kiện quan trọng này. Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có hai chuyên ngành đào tạo không đủ điều kiện thì cả 2 đều không có TS cùng ngành và không có CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành. Trường ĐH Mỏ Địa chất có tới 4 chuyên ngành đào tạo không có CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành. ĐH Y Hà Nội cũng có tới 3 chuyên ngành như vậy...

Đáng nói hơn, một số cơ sở đào tạo còn mở ngành đào tạo trong điều kiện “3 không” (không có CBKH cơ hữu cùng ngành; không GS, PGS, TSKH; không CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành).

Dừng tuyển sinh đến  năm 2012

 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết khi nào các cơ sở này đủ điều kiện CBKH theo quy định thì báo cáo Bộ trước 15.5.2012, Bộ sẽ xem xét cho tuyển sinh lại. Sau ngày 15.5.2012, nếu cơ sở đào tạo không báo cáo cập nhật về đội ngũ CBKH của chuyên ngành nào, Bộ sẽ thu hồi quyết định giao nhiệm vụ đào tạo TS của các chuyên ngành đó.

Trước đây, các cơ sở đào tạo sau đại học được Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo. Tuy nhiên, các điều kiện để được giao nhiệm vụ  này không có quy định chi tiết về đội ngũ giảng viên, CBKH cơ hữu của cơ sở đào tạo...

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TS, năm 2009, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ TS, trong đó đưa ra lộ trình thực hiện quy chế bắt đầu từ tháng 2 năm nay. Cũng trong thời gian này, Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra đánh giá cơ sở đào tạo TS và công bố những cơ sở đạt và không đạt yêu cầu đối với từng chuyên ngành. 

                                                                           Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục