Dốc sức cho con lao vào đại học chắc chắn không phải cảm hứng nhất thời. Thế nhưng cuộc trường chinh nuôi con qua cửa đại học để thành cử nhân rồi chật vật đi tìm việc, người nông dân đã trải qua nhiều ’cái hứng".

Mô tả ảnh.
Ngôi nhà của gia đình vợ chồng cô Hà (xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), tường vôi đã tróc lở gần hết. Thứ giá trị nhất có lẽ là chiếc xe đạp có tuổi đời cũng đã lên “lão làng”. Nhà có 5 người con, trong đó 3 người đang học ĐH. Ảnh: Văn Chung

Hào hứng                                                                               

Giai đoạn đầu tiên là khi bán từng cân lúa, con lợn, củ khoai cho con học đại học. “Vay nợ lãi cũng được!” Đó là quyết tâm của đa phần gia đình nông dân. Lúc này, người nông dân hãnh diện lắm, tràn đầy lòng tự hào với bà con làng xóm.

Ở quê tôi còn làm cả chục mâm cơm mời khắp xã để báo tin mừng. Không những người đậu vui mà gia đình vui, dòng họ vui, cả làng, cả xã ai cũng vui vì từ nay, họ có thêm một cử nhân.

Thế rồi, đều đều hằng tháng gạo, tiền từ các nhà nông dân cứ chạy thẳng vào giảng đường đại học. Không sao! “Hi sinh đời bố, củng cố đời con”, “phải làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến”, “học tập là gia sách”... tất cả đều phấn khởi, hồ hởi bán khắp mọi thứ, cái gì bán được là bán, không thể để con khổ cực, ảnh hưởng đến học hành. Cha mẹ ở nhà ăn rau dưa qua loa cũng được, con học hành là phải tẩm bổ, trí tuệ minh mẫn học mới vô.

Đến tháng ít nhất cũng phải hơn một triệu gửi cho con, nghe điện thoại con vừa mừng lại vừa lo. Sau khi tất tả ngược xuôi, người nông dân lại hí hửng điện cho con: “cha gửi rồi, một triệu hai, con thích ăn gì thì mua, đừng tiết kiệm quá ảnh hưởng sức khỏe... ”.

Mà người nông dân chỉ giấu được những đứa con chứ làm sao giấu được thiên hạ.

Chỉ cần làm một bài toán nhỏ thế này: Một gia đình nông dân thu nhập bình quân mỗi năm là 1 tấn lúa x 5,5 =  5, 5 triệu (chưa kể phân giống), 2 con heo 2 tạ x 2.5 = 5 triệu (chưa kể thức ăn và giống), 1 con bò = 10 triệu (chưa kể vốn), tất cả khoảng 20 triệu cả vốn lẫn lãi, trừ vốn khoảng 5 triệu thì còn lại khoảng 15 triệu. Bên cạnh đó nuôi một đứa con học đại học mất khoảng 1 triệu tiền sinh hoạt phí hàng tháng + 5 trăm học phí = 1 triệu rưỡi/tháng = 15 triệu/năm.

Bài toán đơn giản đó nói lên rằng người nông dân phải uống nước lã suốt năm để nuôi một người học đại học. Thế ai sẽ cứu người nông dân trong bàn thua trông thấy này? Đó là ngân hàng và người cho vay lãi tư nhân. Không sao, tất cả vì sự nghiệp trồng người. Người nông dân vẫn hào hứng đổ xô cho con học đại học, bởi họ tin vào tương lai tươi sáng của con.

Mất hứng

Bây giờ, con người nông dân ra trường rồi. Cầm tấm bằng cử nhân trong tay, gõ cửa từng phòng ban, từng doanh nghiệp để tìm kiếm cơ may. Một câu trả lời giống nhau: “Không có chỉ tiêu!”. Người nông dân nghe, ngóng đâu đó cũng có một vài chỉ thiêu nhưng phải “chạy”. Bao nhiêu? Nghe nói, tùy theo km, gần thì 60 triệu, xa thì 25 đến 30 triệu. Người nông dân lại tính vay nợ lãi chạy cho con. Rồi tính tiết kiệm 1 tháng 1 triệu để trả nợ. Thế thì phải mất 15 – 20 năm mới trả xong nợ à? Tiền lãi tháng đã gần một triệu rồi.

Có một số nông dân không có tiền chạy việc thì sao? Thì thất nghiệp. Nghĩ đến đây, tôi thật sự cay lòng.

Bao nhiêu sự hào hứng khi tiễn con ra đi học đại học người nông dân hào hứng làm kia mà!  Bây giờ, nhiều người nông dân chọn giải pháp an toàn hơn. Học xong lớp 9 cho con đi làm công nhân giày da trong nam, tháng tháng gửi tiền về gia đình sắm sanh. Những người cho con ăn học trở nên lạc lõng. Mà không lạc lõng sao được khi con họ tốt nghiệp cử nhân về đi cày. Ở quê tôi chứ đâu xa xôi gì. Mấy cử nhân tốt nghiệp ra trường bây giờ đổi nghề cả. Khá nhất là anh làm trái ngành, đại học khoa sử ra làm văn hóa xã. Còn anh nữa đại học khoa tin ra mở cây xăng, một anh khoa địa mở quán cafe, anh khoa tâm lý tốt nghiệp 3 năm rồi chưa có việc... nghe nói đang chờ?.

Người nông dân đang đánh bạc với giáo dục mà trong canh bạc đó họ không biết luật chơi. Đang đầu tư mà họ biết trước là lỗ nhiều hơn lãi. Người nông dân có con ăn học đang mất hứng.

Và.. hứng chịu

Người nông dân phải hứng chịu 3 mất mát lớn.

Đầu tiên là tổn thất về tiền bạc. Một khối lượng tiền không hề nhỏ đã chảy từ túi người nông dân nghèo vào tay các nhà làm giáo dục.

Thứ hai là mất nguồn nhân lực. Sự đào tạo không gắn với sử dụng nhân lực đã vô hiệu hóa một lực lượng lao động không nhỏ của các gia đình nông dân. Số nhân lực đó đang hiện diện trong các ngành đào tạo thừa. Con của người nông dân đang đốt cháy thời gian một cách vô ích trên các giảng đường mà đáng ra bằng cách này hay cách khác, họ phải làm ra tiền nuôi sống gia đình.

Thứ ba, họ đã đặt cược số phận của con họ vào những giấc mơ đời. Người nông dân không muốn con mình là nông dân. Họ muốn con mình là kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo... Đó không phải khát vọng ngày một ngày hai mà là niềm mong muốn mãnh liệt cả cuộc đời. Thế nhưng, ai có thể chỉ cho hàng triệu người nông dân biết mơ đúng cách? Ai có thể chắp cánh cho giấc mơ của những người nông dân và con của họ?

                                                                                               Theo Vnn

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục