Kiểm tra và hướng dẫn thí sinh làm thủ tục tại hội đồng thi Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.

Kiểm tra và hướng dẫn thí sinh làm thủ tục tại hội đồng thi Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.

Ngày 3-7, các thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh đại học đợt một đã tới các điểm thi làm thủ tục dự thi. Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), đợt một kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay có 83 đại học, học viện và các trường đại học tổ chức thi tuyển với 25.233 phòng thi tại 997 điểm thi.

 
Tổng số thí sinh đến làm thủ tục dự thi khá cao với 640.168 thí sinh (năm 2009 là 615.619 thí sinh), đạt tỷ lệ 74,12% so với số hồ sơ đăng ký là 863.721 bộ (năm 2009 là 930.255 bộ). Như vậy, năm nay số hồ sơ ảo khoảng hơn 233.553 nghìn bộ, chiếm 25,88%. Dự kiến, đến trước giờ thi môn đầu tiên, lượng thí sinh đăng ký dự thi sẽ tăng lên do một số trường hợp thí sinh đến trường làm thủ tục dự thi muộn nhưng số lượng này không lớn.


 Tại ngày làm thủ tục dự thi, các thí sinh đã đến nhận phòng thi, nhận thẻ dự thi và sửa chữa các sai sót (nếu có) trong đăng ký dự thi của thí sinh. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân, mặc dù là ngày làm thủ tục, các điểm thi bắt đầu làm việc từ


8 giờ, nhưng các thí sinh đều đến khá sớm. Từ khoảng 7 giờ sáng, trước cổng các trường đại học có rất nhiều thí sinh, phụ huynh đến tập trung. Phần lớn các thí sinh dự thi đều thuê trọ ở gần điểm thi nhằm bảo đảm an toàn đi lại, tránh chậm, muộn. Một số thí sinh và phụ huynh ở xa cũng có ý thức đi sớm để bảo đảm đến đúng giờ. Tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, bác Trần Văn Ngọc, ở Văn Giang (Hưng Yên) cho biết, vì ở trọ nhà người quen tận bên Chương Dương cách điểm thi cả chục cây số, cho nên ngay từ hơn sáu giờ, hai bố con đã bắt đầu đến làm thủ tục thi, vừa tránh được tắc đường, đi lại lúc sáng sớm, thời tiết lại mát mẻ.


Trong ngày làm thủ tục dự thi, phần lớn các hội đồng thi tại Hà Nội đều cho biết, so với mọi năm, số trường hợp sai sót năm nay giảm đáng kể. Theo Phó Giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông Lê Hữu Lập, sau nhiều năm công tác thi cử được chuẩn bị chu đáo, cho nên ngay từ khâu thu hồ sơ của các trường THPT, các Sở GD và ÐT và các hội đồng tuyển sinh thực hiện khá bài bản nên lượng thí sinh kiến nghị sửa chữa thông tin năm nay chỉ có một hai trường hợp. Nhìn chung hội đồng tuyển sinh các trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến làm thủ tục dự thi; có sự phối hợp tốt của các ban, ngành, địa phương bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông...


Tuy nhiên, tại các cụm thi Vinh, TP Hồ Chí Minh vẫn xảy ra một số sự cố. Theo Hiệu trưởng Trường đại học Vinh Nguyễn Ngọc Hợi, đợt thi này cụm thi Vinh có hơn 24 nghìn thí sinh của 32 trường đại học đến làm thủ tục dự thi (đạt 63,84%). Công tác phối hợp với các ban, ngành đã được chuẩn bị từ rất sớm nhưng tại điểm thi Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hưng Nguyên - Nghệ An) vẫn xảy ra tình trạng bị cắt điện trong ngày làm thủ tục dự thi. Thí sinh làm thủ tục trong tình trạng nắng nóng gay gắt. Còn tại cụm thi TP Hồ Chí Minh, nhiều trường hợp thí sinh phải sửa chữa lại giấy báo thi do ghi sai đối tượng dự thi, sai đối tượng ưu tiên, tên trường, tên người dự thi... Nhiều trường có số thí sinh phải sửa chữa nhiều như tại Ðại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh có 40 giấy báo dự thi bị sai, Ðại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đến gần trưa ngày làm thủ tục vẫn có hàng chục thí sinh tại phòng đào tạo để sửa giấy báo thi... Ðáng chú ý, trong buổi sáng 3-7, tại một số tuyến đường của quận Gò Vấp, Thủ Ðức, Phú Nhuận đã xảy ra tình trạng tắc đường.


Ngày mai (5-7), các thí sinh sẽ thi môn Hóa theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.
 
 
                                                                                         Theo ND

Các tin khác


Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục