Nhiều thí sinh Hà Nội đánh giá đề thi Hóa nhẹ nhàng hơn Lý.

Nhiều thí sinh Hà Nội đánh giá đề thi Hóa nhẹ nhàng hơn Lý.

“Đề thi không quá dài, lượng kiến thức bao phủ toàn bộ chương trình phổ thông. Tỷ lệ lý thuyết nhiều hơn bài tập nhưng có nhiều câu hỏi “đánh đố” làm thí sinh dễ nhầm lẫn” - nhận định của một giảng viên Hóa của Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QGHN.

 

Kết thúc buổi thi môn Hóa, sáng nay nhiều thí sinh (TS) ở Hà Nội đều rời trường thi với tâm trạng không quá vui vẻ. Một phần vì kết quả hai môn thi trước đó làm không tốt, phần khác là do thời tiết quá nắng nóng.

Dùng giấy tờ để che nắng, TS Lê Thanh quê ở Bắc Giang chia sẻ: "Đề Hóa có vẻ bớt “khoai” hơn môn Vật Lý chiều qua. Tuy nhiên có một số câu hỏi đánh đố nên thí sinh dễ nhầm. Em làm hết toàn bộ nhưng chắc cũng chỉ được 8-9 điểm do có một số câu không chắc chắn”.

Cùng chung quan điểm đó, TS Hoàng Hà dự thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội nhăn mặt cho biết thêm: “Nếu các năm trước có nhiều câu hỏi lý thuyết chỉ cần nhớ kiến thức là làm được thì năm nay số lượng không nhiều mà thay vào đó là những câu hỏi đòi hỏi tính tư duy cao. Nếu không có thủ thuật làm bài tốt chắc chắn sẽ khó mà làm hết 50 câu trong thời gian 90 phút”.
 

Thí sinh Hà Nội kiểm tra lại kết quả làm bài cùng người thân. (Ảnh: Nguyễn Hùng)


 

Một sinh viên tình nguyện học khối kỹ thuật cũng nhăn mày nhận định: “Năm nay cả 3 môn thi đều khó. Môn Hóa có vẻ gọn nhẹ nhất nhưng khó mà đạt được điểm cao. Một số câu hỏi yêu cầu thí sinh tính toán khá nhiều”

Đồng ý với quan điểm này, nhiều TS ở Học viện Ngân hàng, ĐH Ngoại thương, Xây dựng đều cho biết: Nếu như các năm trước câu hỏi thường đi thẳng vào vấn đề thi năm nay nhiều câu hỏi khá “lắt léo” dễ đánh lừa thí sinh chẳng hạn như câu 10 mã đề 815. Bên cạnh đó nhiều câu đòi hỏi tính toán khá nhiều, thậm chí có những câu nhiều TS “bó tay” vì quá khó.

Trước sự lo âu của cậu con trai, anh Hưng phụ huynh của TS Trần Văn Hạnh đến từ Nam Định động viên: “Không cần phải lo lắng con ạ. Khó thì khó chung. Bố thấy báo chí cũng phản ánh đề năm nay khó chắc điểm chuẩn sẽ giảm”.
 
Anh Hưng cũng cho biết, trong sáng nay sẽ tranh thủ đưa con về nhà nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe để ngày 8/7 tới lại lên Hà Nội chiến đấu ở đợt thi thứ 2.

Thí sinh TPHCM: Nhiều tâm trạng với đề Hóa

Kết thúc môn thi thứ 3 khối A đợt 1 kỳ thi ĐH năm 2010, các TS ra về với tâm trạng trái ngược. Đề thi môn Hóa được nhiều TS đánh giá là “dễ thở”, các em làm được 60 - 80%. Tuy nhiên, nhiều em lại cho rằng đề Hóa khó hơn năm ngoái.

Môn Hóa nhẹ nhàng hơn, thí sinh TPHCM làm bài tốt hơn. (Ảnh: Lê Phương - Điền Hà)

Tại điểm thi trường THPT Marie Curie (Q.3) của ĐH Mở TPHCM, phải hết giờ làm bài TS mới ùa ra cùng lúc với tâm trạng khác nhau. TS Lê Hồ Hải Bình thi ngành Quản trị kinh doanh than đề Hóa vừa khó vừa dài: “Đề có 50 câu, đa số nằm trong nội dung sách giáo khoa, lý thuyết hơi nhiều. Em làm xong trước 10 phút nhưng có tới 20 câu làm "lụi"..." . Dù thi tốt nghiệp THPT môn Hóa được 9,5 điểm nhưng lần này Hải Bình không chắc chắn lắm. Tuy vậy, vì mục tiêu chính là khối D nên em không lo lắng.

Thí sinh ra khỏi trường thi tại điểm thi Marie Curia, quận 3, TPHCM. (Ảnh: Lê Phương - Điền Hà)

Cùng địa điểm thi này, TS Chu Bình An nhận xét: “Đề thi ĐH môn Hóa so với thi tốt nghiệp vừa rồi khác nhau một trời một vực và cũng khó hơn năm ngoái. Em làm vừa đủ thời gian nhưng có 10 câu “chọn bừa”. Có 5 câu nâng cao, thí sinh phải hiểu sâu mới làm được”. Kết thúc 3 môn thi, Bình An cảm thấy thoải mái vì: “Cộng điểm cả 3 môn lại chắc sẽ đậu cao đẳng”.

Có lẽ môn Hóa là sở trường của các TS thi vào ĐH Sư phạm kỹ thuật (Thủ Đức), các em rời phòng thi với tâm trạng phấn khởi, đa số làm xong từ 60 - 80% yêu cầu của đề.

TS Hùng (quê Long An) cười rất tươi: “Em thấy đề Hóa năm nay dễ, em làm chắc chắn 80%”. Nguyễn Văn Chung (quê Thái Bình) cũng khoe làm xong hơn 80%, có thể yên tâm về kết quả thi.

Thí sinh Đà Nẵng: Đề Hóa “dễ thở” hơn

Kết thúc môn thi cuối cùng, vẻ mặt của các TS hồ hởi hơn vì đề Hóa dễ hơn đề thi hai môn trước.

Tại Hội đồng thi trường Đại học Sư phạm, nhiều TS có chung nhận định: đề Hóa dễ hơn đề Toán và đề Lý.

Nhiều thí sinh Đà Nẵng có chung nhận định đề Hóa dễ hơn hai đề Toán và Lý. (Ảnh: K. Hồng)

TS Nhẫn cho biết: “Đề Hóa dễ hơn hai môn trước nên em làm cũng được khoảng 6 - 7 điểm gì đó. So với đề thi thử thì đề thi thật cũng không khó lắm. Tuy nhiên, có những câu đề bài khá dài”.

“Đề cũng được, không khó. Em làm được khoảng 7%. May mà đề Hóa dễ hơn có thể vớt vát cho hai môn trước”, một TS khác cho biết.

Vì đề “dễ thở” nên hầu hết các TS khi được hỏi đều cho biết mình làm đạt điểm trung bình trở lên.

Trong hai ngày diễn ra kỳ thi, thời tiết tại Đà Nẵng tương đối nắng. Vì thế vừa rời khỏi phòng thi các TS đã lo bịt khẩu trang, lấy tờ rơi che đầu chống nắng.

Thời tiết nắng nóng nên nhiều thí sinh Đà Nẵng lấy tờ rơi che đầu. (Ảnh: K. Hồng)

Thí sinh cụm Cần Thơ: Đề Hóa không khó lắm

Sáng nay 5/7, sau khi thi môn cuối cùng Hóa học, đa số TS ở Cần Thơ cho biết, đề Hóa khá dễ và khả năng đạt điểm cao nhiều hơn Toán và Lý.

Nhiều TS rất vui khi bước ra khỏi cổng điểm thi sáng nay, phụ huynh ngồi chờ con trước cổng cũng tay bắt mặt mừng thở phào nhẹ nhỏm vì thấy con mình hoàn thành môn Hóa.

Thí sinh xem lại bài giải của nhau sau khi thi xong môn Hóa học. (Ảnh: Huỳnh Hải - Phạm Tâm - Ngô Nguyễn)

Em Nhân (quê Bạc Liêu) cho biết: “Hóa cũng ra 50 câu như Lý, nhưng em thấy Hóa có phần nhẹ hơn và em làm được hơn phân nửa. Trong đó, lý thuyết cũng dễ ăn bởi đều có trong chương trình lớp 12”.

Cùng với Nhân, hầu hết TS ở Cần Thơ đều cho biết là khi cán bộ coi thi phát đề, nhìn vào đề Hóa thấy nhiều câu khá dễ nên làm rất nhanh. Với 50 câu trong 90 phút thì cũng đủ thời gian để có thể làm trọn.

Nhận định chung của các TS Cần Thơ cho rằng, đề Hóa ra chủ yếu trong chương trình lớp 12 nên nếu học bài thì có thể làm tốt phần lý thuyết. Đề khó là ở phần bài tập nội dung liên quan đến cấc chất hữu cơ, phương trình phản ứng. Tuy nhiên số câu khó cũng không nhiều lắm, vì thế học sinh có học lực trung bình có thể làm tốt.

Sáng nay, sau khi thi xong môn Hóa nhiều phụ huynh và học sinh khăn gói về quê. Phụ huynh Lê Thanh Minh (quê Bến Tre) bày tỏ: “Coi như đã xong nhiệm vụ rồi, ở với con mấy ngày thi cũng hiểu được gian nan trong thi cử như thế nào. Mong là con nó đậu để không phụ những ngày vất vả này”.
 
Thanh Hóa: Đề Hóa dễ, thí sinh vẫn "nhăn mặt"
 
Rời phòng thi với tâm trạng không thoải mái là biểu hiện của nhiều TS Thanh Hóa sau khi kết thúc đợt 1 kỳ thi ĐH 2010.

Đề thi môn Hóa được các TS tại Thanh Hóa đánh giá là dễ hơn mọi năm và phù hợp với năng lực của các TS. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều TS thì môn Hóa dễ thở hơn nhưng kết quả chung thì không được khả quan lắm vì hai môn thi đầu không tốt lắm.

Thí sinh Thanh Hóa, rời phòng thi trong thời tiết nắng nóng. (Ảnh: Duy Tuyên - Lan Anh)

Theo ghi nhận của PV Dân trí, kết thúc môn thi cuối cùng, mặc dù nhiều TS làm được bài môn Hóa nhưng nhiều em vẫn tỏ vẻ tiếc nuối và không hài lòng vì môn Toán và môn Lý không làm được bài.

TS Bùi Thị Tuyết, tại điểm thi Cơ sở 3, trường Đại học Hồng Đức chia sẻ: “Đề thi môn Lý hôm qua mới khó ạ, em chỉ làm được 30% thôi, nhưng đề thi môn Hoá sáng nay thì em làm được khoảng 70% ”.

Còn TS Đỗ Thị Thu cũng nhận định: “Em thấy đề thi môn Hóa dễ hơn, nhưng đề thi đại học năm nào chả có thử thách. Em không chắc chắn lắm vào kết qủa kỳ thi này của mình”.

***

Như vậy kỳ thi tuyển sinh ĐH đợt I đã kết thúc, theo đánh giá chung thì đề năm nay tương đối khó, số lượng TS đạt điểm tuyệt đối của các môn thi sẽ giảm. Nhiều giáo viên nhận định các đề thi khối A tương đối hay, chưa có sai sót và phân loại được trình độ TS. 
 
                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục