Những ngày gần đây, các hàng quán photo có tiếng ở Tạ Quang Bửu, Trần Khát Chân, các ngõ gần trường ĐH KHXH & NV, ĐH Sư Phạm HN... trở nên đông đúc hơn thường lệ.

150 đến 300 ngàn một bộ ba môn

Mặc dù xuất hiện nhiều thủ đoạn tinh vi quay cóp nhưng phương pháp truyền thống (phô tô thu nhỏ tài liệu) vẫn là phương pháp đầu tiên mà nhiều sĩ tử tìm đến.

Nhiều năm nay, các tuyến phố nổi tiếng là chợ phao đã trở nên e dè lui vào hoạt động bí mật nhưng những ngày gần đây trở nên sôi động bởi có cầu ắt có cung. Giới học trò vẫn rỉ tai nhau các hàng, quán có tiếng ở Tạ Quang Bửu, Trần Khát Chân, các ngõ gần trường ĐH KHXH & NV, ĐH Sư Phạm HN…

Hầu hết các quán này đều là quán phô tô chỉ khi nào có khách hàng quen hoặc sau khi thăm dò cẩn thận mới dám đưa “thượng đế” đi chọn hàng. 

Mô tả ảnh.
Nhiều sĩ tử tìm đến các quán phô tô để “cứu cánh”

Đặc biệt quán phô tô phía sau kí túc xá Đại học Quốc Gia Hà Nội còn rất cẩn thận khi cho khách xem hàng qua máy tính. Nếu khách ưng ý chủ quán mới bắt đầu cho in sau đó đóng bộ. Những tài liệu này được anh T. – chủ quán lưu vào máy tính với tên file “tài liệu mật”. Chủ quán này in thử một trang nếu khách cảm thấy ưng ý lúc này cuộc ngã giá mới bắt đầu.

Giá “phao” ở mỗi nơi mỗi khác nhau. Tuấn (một cậu bé giúp việc cho quán photo gần trường ĐH Sư phạm) rỉ tai với tôi: “Tiền nào của nấy chị ạ. “Bèo” nhất là phao ở Tạ Quang Bửu “mắc” nhất là khu vực gần trường ĐH Sư phạm HN và ĐH Quốc gia”.

Tôi đang chần chừ thì một cô bé chừng độ tuổi THPT vào, chủ quán không ngần ngại hét giá 150 nghìn/ 1 bộ gồm ba môn. Cô bé này kêu đắt thì anh chủ quán nói gần như hét: “Này, tài liệu đây đâu có phải vỏ hến đâu, muốn rẻ thì ra mấy hiệu cop y nguyên từ sách tham khảo ấy.

Đây là phần giảng của các thầy cô sư phạm có tiếng cả. Nhiều người mấy năm ra đề đại học đấy”. Cô bé này cũng cho tôi biết: “Em cũng hỏi quán kế bên đến 300 nghìn/ bộ”.

Cảnh giác cao độ

Các chủ quán đều “cảnh giác” cao độ với tất cả những người vào hỏi phao. Chiều ngày 7/8 chúng tôi có mặt tại một quán phô tô trên đường Tạ Quang Bửu trong lúc nhân viên của quán đang hối hả làm việc thì một cậu học sinh vào nói oang oang giữa quán: “Anh ơi, có bán phao khối C không làm cho em một kiểu ruột mèo hết bao nhiêu em cũng được”.

Cậu em họ cũng là học sinh THPT đi cùng tôi rỉ tai: “Hét to như thế chủ quán mà đưa ra khác gì bảo với tất cả mọi người lạy ông tôi ở bụi này”. Đúng như cậu em tôi dự đoán, ông chủ quán quát oang oang:
“Phao với chả thuyền gì ở đây. Đi đi cho người ta làm việc, đã nắng nóng lại còn quấy rầy nữa ai mà làm được”. Cậu học sinh ngẩn mặt tiu nghỉu sang quán khác. 

Mô tả ảnh.
Phao ruột mèo - một chiêu phao truyền thống của giới học trò

Tuy nhiên, một lúc sau khi vãn khách trong quán tôi lại hỏi nhỏ thì chủ quán nhìn đầy dò xét rồi trả lời: “Ở đây không có muốn lấy thì để anh về nhà lấy cho”.

Giá phao ở đây "dễ thở" hơn, chỉ 75 nghìn/ bộ, các thượng đế đã “nắm chắc trong tay đề thi năm nay”. Anh chủ quán còn chắc như đóng đinh: “Đảm bảo là đề văn năm nay đấy, anh làm bao nhiêu năm chả lẽ lại bán đồ rởm cho em. Em tìm được chỗ nào giá rẻ hơn thì đến đây anh biếu không luôn”.

Hầu hết các chủ quán đều rất cảnh giác và trả lời hiện có phao ở quán nếu muốn lấy thì để về nhà đưa ra nhưng theo cậu em tôi tiết lộ thì có nhiều cửa hàng có phao tại chỗ nhưng phải làm thế để “nắn gân” xem có đúng là khách đến mua phao hay không.

Một số quán khác cẩn thận hơn không làm sẵn phao mà nếu khách có nhu cầu thì sẽ liên hệ qua điện thoại đặt chủ quán làm. Nội dung gì, kiểu phao nào…tất cả sẽ được giao dịch qua điện thoại.

Cách này chủ quán chỉ ưu tiên những khách hàng quen hoặc được người quen giới thiệu. M.N (một nữ sinh ở Cầu Giấy) cho biết: “Cách này tốn kém hơn nhưng phao rất chất lượng. Đợt thi tốt nghiệp vừa rồi lớp em cũng có mấy bạn đặt làm. Dùng được hay không phải tùy cơ ứng biến nhưng đưa phao đặt này vào bọn em yên tâm hơn”.

                                                                                          Theo Vnn

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục