Ngày 17-7, khi điểm chuẩn lớp 10 vào các trường công lập được ấn định, dự báo sẽ có nhiều học sinh (HS) có điểm thi không đạt phải tìm cho mình cơ hội khác. Không đợi đến thời điểm này, ngay từ cuối tháng 6, khi Sở GD-ĐT TPHCM công bố điểm thi lớp 10 năm học 2010-2011, nhiều phụ huynh đã bắt đầu chiến dịch “chạy đua” vào các trường dân lập để… “lót đường” sẵn.

 

Giáo viên Trường THCS Kim Đồng Q5 hướng dẫn phụ huynh học sinh lớp 9 ghi hồ sơ xét tuyển vào lớp 10 năm học 2010 - 2011. Ảnh: MAI HẢI

Căng thẳng không kém trường công

Sau khi biết kết quả điểm thi lớp 10 của con chỉ đạt 32 điểm, chị Trần Tú Linh (quận 1) đã bắt đầu lo lắng và tìm “phương án 2”: cho con vào trường dân lập. Chị Linh tâm sự: “NV1 của con bé là Trường THPT Trưng Vương, nhưng với điểm thi như vậy, so với điểm chuẩn năm ngoái, tôi e rằng bé sẽ trượt”.

Chị Linh cho biết, chị đã chuẩn bị một hồ sơ cho con nộp vào Trường THPT Quốc tế Horizon (quận 1) để phòng hờ. Nhưng chị Linh vẫn rất lo lắng, vì trường chỉ nhận 100 HS lớp 10 và phải thi đầu vào khó không kém tuyển sinh lớp 10 các trường công lập.

Với thành tích 100% đậu tốt nghiệp trong nhiều năm qua, Trường THPT Tư thục Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình) đang trở thành đích nhắm của nhiều phụ huynh TPHCM và các tỉnh thành khác. Cuối tháng 5, trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10, nhiều phụ huynh đã bắt đầu hỏi thăm tình hình tuyển sinh của trường này.

Anh Lâm Ngọc Huynh tâm sự: “Trong lúc chuẩn bị cho bé thi tuyển lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, tôi chuẩn bị sẵn hồ sơ nộp vào Trường THPT Tư thục Nguyễn Khuyến luôn. Kết quả học tập 4 năm THCS của con tôi thuộc loại khá, giỏi, nhưng “học tài thi phận”, chẳng may rớt thì còn có chỗ để học”.

Ông Thái Quốc Tuấn, Chuyên viên Phòng Trung học Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Mấy trường dân lập và tư thục cũng chia theo top. Đối với những trường có tỷ lệ đậu tốt nghiệp khá cao trong các năm gần đây đã bắt đầu kén học sinh và điều kiện tuyển sinh rất khó”.

Điểm mặt các trường “có tên tuổi” và đậu tốt nghiệp 100% trong đợt thi tốt nghiệp vừa qua như THPT Nguyễn Khuyến, Bắc Mỹ, Ngôi Sao, Thái Bình, Đông Du là những trường thuộc hàng “top” trong khối dân lập, tư thục.

Các trường này đã bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh lớp 10 từ tháng 5, thậm chí đã khai giảng lớp hè cho HS chuẩn bị vào lớp 10, mà không cần chờ kết quả điểm chuẩn các trường công lập công bố.

Ông Tuấn phân tích, các trường này chỉ chọn HS khá, giỏi và học bạ 4 năm THCS phải “đẹp”. Đối tượng rớt trường công lập lại là HS trung bình, nên cửa vào các trường “top” này cũng rất “hẹp”.

“Kén” đầu vào

Trao đổi với chúng tôi, nhiều hiệu trưởng các trường tư thục và dân lập cho biết, năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh dành cho lớp 10 rất ít. Nhiều trường chỉ dám nhận 2-3 lớp, 20-30HS/lớp chứ không dám mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh.

Một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay của các trường dân lập, tư thục là vấn đề quỹ đất xây trường và thuê mướn cơ sở. Do đó, nhiều trường dù muốn khuếch trương tuyển sinh nhưng không thể.

Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Tư thục Khai Trí, quận 5, cho biết: “Hiện nay chỉ có những trường mới xây dựng hoặc xây dựng ở ngoại thành thì có điều kiện cơ sở vật chất rộng rãi, chứ như các trường nằm ở vị trí trung tâm như quận 1, 3, 5 khó lòng mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh…”.

Theo số liệu dự kiến chỉ tiêu gửi về Sở GD-ĐT TPHCM, năm nay Trường Tư thục Nguyễn Khuyến chỉ nhận 27 em vào lớp 10. Bà Lê Phi Thúy, Hiệu phó nhà trường, cho biết: “So với năm ngoái, chỉ tiêu dành cho 3 khối giảm 10-15 lớp, đặc biệt lớp 10 năm nay giảm 7-8 lớp. Nguyên nhân, do năm nay mặt bằng cơ sở ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh của trường bị đòi lại nên trường không đủ điều kiện để mở nhiều lớp 10 như các năm trước”.

Hiện nay, theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, có hơn 70 trường tư thục, dân lập, trong đó nhiều trường đào tạo cả bậc tiểu học và THCS chứ phải chỉ đào tạo riêng bậc THPT. Vì lẽ đó, nhiều trường đã dành gần 1/2 chỉ tiêu lớp 10 cho các HS đã học bậc THCS tại trường.

Đánh giá “mặt bằng chung” về chất lượng đào tạo của các trường tư thục, dân lập, Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng không đồng đều, nhưng xu hướng chung những năm gần đây cho thấy, các trường tư thục, dân lập đang giảm dần số lượng để đầu tư chất lượng đào tạo. Vì vậy, các trường này bắt đầu “kén lọc” HS khắt khe hơn trước.

Theo số liệu thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2010-2011, TPHCM có tổng cộng 71 trường dân lập, tư thục có tuyển sinh lớp 10. Chỉ tiêu tổng cộng của các trường là 565 lớp, gồm 19.330 HS, trong đó nhiều trường chỉ lấy 2-3 lớp 10. Năm học 2010-2011, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường dân lập tư thục báo cáo chỉ tiêu tuyển sinh, công khai học phí thu theo từng tháng và chương trình đào tạo. Đặc biệt, đối với các trường có đào tạo chương trình song ngữ Anh, Pháp phải có báo cáo chi tiết về thời lượng chương trình để đảm bảo quyền lợi người học.

  • 2.000 học sinh xin phúc khảo điểm thi lớp 10

Theo Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT TPHCM), kết thúc thời hạn nhận đơn phúc khảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2010-2011, tổng cộng phòng đã nhận được 2.000 đơn phúc khảo của thí sinh. Sở sẽ huy động 140 giáo viên tham gia chấm phúc khảo bài thi môn chuyên và 40 giáo viên/môn thi (3 môn thi lớp 10 không chuyên) tại Trường THPT Bùi Thị Xuân.

Để đảm bảo kết quả phúc khảo công bằng và chính xác, giáo viên tham gia chấm phúc khảo là những giáo viên không tham gia chấm thi đợt đầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Dự kiến, ngày 14-7, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ công bố kết quả chấm phúc khảo và ngày 17-7 sẽ công bố điểm chuẩn lớp 10 vào các trường công lập.

 

                                                                            Theo SGGP

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục