Biết nghỉ ngơi là cần thiết nhưng vì chẳng biết đưa con em đi đâu, làm gì trong thời gian hè nên nhiều phụ huynh ở TPHCM đã chọn giải pháp cho con học hè

 

Ngay khi biết con mình trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM, chị Phí Thùy Vân (ngụ quận 3) lập tức đăng ký cho con đi học thêm tại một trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ. Lý do, bạn của con đua nhau đi học hè, con mình không học thì khi vào lớp 10 sẽ thua kém bạn bè. Nhiều phụ huynh khác cũng có chung suy nghĩ như chị Vân nên quyết định cho con đi học hè ngay khi năm học vừa kết thúc.

Sau giờ học căng thẳng, học sinh Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1-TPHCM, hào hứng xúm quanh một xe bán dế. (Ảnh chụp sáng 22-7). Ảnh: TẤN THẠNH

 
Sợ con thua bạn bè
 
Chị Vân kể việc đăng ký cho con đi học hè sau khi biết kết quả trúng tuyển lớp 10 đã là muộn, bởi nhiều bạn của cháu đã đăng ký học hè ngay sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10. 
 
Theo chị Vân, trong thời gian học hè, con chị được ôn những kiến thức căn bản của chương trình cũ, đồng thời mở rộng giới thiệu chương trình lớp 10 cũng như việc chuẩn bị cho kỳ thi xếp lớp 10 tại trường vào ngày 12-8 tới. “Nếu con mình không trúng vào lớp chọn của trường thì nó buồn lắm, sẽ ảnh hưởng đến tinh thần học tập. Vì vậy, bằng mọi giá, tôi phải cho con đi học hè”- chị Vân nói. Chị cũng cho biết lớp học hè của con chị đã đông nghẹt, nếu đăng ký muộn hơn sẽ không còn chỗ.
 
Khác với trường hợp trên, kế hoạch hè của em Bùi Đức Thịnh (học sinh lớp 8 Trường THCS Bình Thọ, quận Thủ Đức - TPHCM) đã được “lập trình” từ trước. Năm học 2009-2010 kết thúc, Thịnh nghỉ hè 2 tuần rồi đến trường học hè trong thành phần đội tuyển của quận, chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi cấp TP năm học 2010-2011. Học được khoảng gần 1 tháng, em tham gia “học kỳ quân đội” 10 ngày và trở lại tập trung đội tuyển để ôn tập.
 
Anh Bùi Quang Tiến, phụ huynh của Thịnh, cho rằng học sinh học ròng rã 9 tháng trời rất cần được nghỉ ngơi song nếu không học hè, không có sự nỗ lực thì sẽ rất khó để đạt được yêu cầu trong cuộc cạnh tranh chọn trường khi lên lớp 10. “Nếu như cháu không được tham gia đội tuyển, tôi vẫn phải đăng ký cho cháu đi học thêm trong hè, vấn đề quan trọng là chương trình dạy hè của trường đừng nặng nề quá”- anh Tiến khẳng định.
 
Không phân biệt học sinh giỏi hay dở, phần lớn phụ huynh ở khu vực nội thành đăng ký cho con đi học hè bởi sợ con mình thua kém bạn khi vào năm học mới. Áp lực càng tăng đối với những lớp cuối cấp.
 
Chẳng biết đi đâu?
 
Với nhiều phụ huynh, việc đăng ký cho con học hè còn bởi không biết đưa con đi đâu, làm gì khi thời gian nghỉ quá dài.
 
Anh Tiến cho biết nếu thả cho con anh được tự do, nó có thể ngồi nguyên ngày trên máy tính để chơi game bởi đó là thứ nó rất thích. Là “con nhà binh” nên gia đình anh rất nguyên tắc trong việc giáo dục con cái.
 
Chị Lê Thị Mai, nhà đường Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, có con học lớp 11 tại một trường THPT trong quận, cũng cho con đi học hè từ giữa tháng 6. Ban ngày, vợ chồng chị đi làm để con một mình ở nhà nên cảm thấy không an tâm. Theo chị Mai, hoạt động của Đoàn Thanh niên nhà trường và địa phương rất ít, lâu lâu mới tổ chức một lần mà nhiều khi không thu hút được đoàn viên tham gia vì không hấp dẫn. Trong khi đó, các tụ điểm vui chơi, giải trí lành mạnh lại ít, phức tạp thì nhiều và phần lớn là các chương trình đóng tiền mới tham gia được. Thành ra, cho con đi học hè là giải pháp tốt hơn cả.
 
Tại huyện Cần Giờ, chỉ những học sinh yếu mới đi ôn tập để thi lại, thời gian 1 tháng rưỡi. Số còn lại nghỉ ròng 2 tháng 15 ngày hè. Chủ yếu các em sinh hoạt tại địa phương.
 
Làm bạn với game
 
Ông Lê Hữu Hân, Hiệu trưởng Trường THPT Cần Thạnh, huyện Cần Giờ - TPHCM, cho biết các xã đều có kế hoạch hoạt động hè nhưng không thường xuyên và số học sinh tham gia cũng không nhiều. Kiểm tra ở một số xã cho thấy phần lớn các em nghỉ hè tham gia lao động phụ giúp gia đình. Khoảng 20% học sinh suốt ngày ngồi ở các tụ điểm internet để chơi game online, đây là đối tượng đáng quan tâm.
 
Theo ông Hân, cần có một chủ trương nhằm tập trung học sinh trong thời gian hè ở trường để ngoài việc ôn tập, các em còn tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mang tính lành mạnh.
 
TPHCM: Chấn chỉnh việc dạy hè
 
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết sau khi Báo Người Lao Động ngày 21-7 có bài viết “Đua nhau dạy hè”, phản ánh một số trường tổ chức dạy hè, dạy trước chương trình trái với quy định, sở đã làm việc với hiệu trưởng các trường được đề cập trong bài viết để chấn chỉnh, nhắc nhở thực hiện theo đúng quy định.
 

Ngoài ra, sở cũng ban hành văn bản chấn chỉnh chung các trường về hoạt động hè, nội dung nêu rõ ngoài những đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung theo kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè TP, chủ động tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, phù hợp từng lứa tuổi học sinh... thì vẫn còn một số đơn vị chưa quan tâm tổ chức hoạt động hè theo hướng dẫn, thậm chí có trường tổ chức quá nhiều buổi ôn tập không phù hợp với chỉ đạo chung. Sở lưu ý các đơn vị phải thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo về tổ chức các hoạt động hè 2010; về thời gian tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức các môn học phải thực hiện đúng Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 26-6-2010 của  UBND TP ban hành về kế hoạch thời gian năm học 2010 – 2011.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục