Vấn đề là cùng với dạy văn hóa thì nên có nhiều hoạt động văn thể mỹ. PGS Văn Như Cương cho biết quan điểm của ông sau khi Báo Người Lao Động thông tin về tình trạng dạy hè tràn lan như hiện nay

 

* Phóng viên: Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường học không được tổ chức học hè nhưng thực tế vẫn diễn ra. Ông thấy thế nào?

 

- PGS Văn Như Cương: Trước đây, Bộ GD-ĐT đưa ra quy định ngày 5-9 học sinh cả nước bắt đầu năm học mới; sau đó quy định này thay đổi, các trường có thể dạy sớm hơn. Tôi nhớ mấy năm trước, bộ đã cho phép các trường dân lập được dạy trước khoảng một tháng.
 
Thực tế mà nói, tôi thấy học hè là nhu cầu có thật của nhiều gia đình, chỉ có điều không nên bắt học sinh học quá nhiều để thu tiền, trục lợi. Học hè gì mà mệt không kém năm học chính, quá căng thẳng khiến các cháu bị sức ép. Kỳ nghỉ hè quá dài, phụ huynh không biết gửi con ở đâu, trong khi phụ huynh thì bận công việc không thể ở nhà quản lý con.
 
* Nghĩa là theo ông, nên tổ chức học hè?
 
- Nhiều phụ huynh nói với tôi muốn cho con đi học hè, tuy chỉ là ôn tập kiến thức nhưng ít nhất cũng được tới trường, tối về nhà sờ đến sách vở chứ không phải đi chơi game hay chát chít. Đó là chưa kể các trường dân lập, các trường vùng khó khăn đầu vào thấp, kiến thức học sinh rất hổng. Trước khi chính thức vào lớp, không thể không ôn lại kiến thức cho học sinh, nếu không thì các em sẽ không theo kịp chương trình.
 
Có thể mỗi người một suy nghĩ nhưng quan điểm riêng tôi, nên có thời gian học hè để ôn tập kiến thức. Nhưng song song với việc dạy văn hóa nên tổ chức nhiều hoạt động văn thể mỹ, như các câu lạc bộ, biểu diễn âm nhạc..., để học sinh thể hiện mình. Các em rất thiếu những sân chơi của riêng mình, nếu trường nào cũng có  câu lạc bộ để học sinh sinh hoạt, tôi tin sẽ hạn chế được nhiều trò chơi vô bổ, không lành mạnh.
Chương trình học hè sẽ rất thú vị nếu có thêm những hoạt động thể thao như bơi lội. Ảnh: TẤN THẠNH
 
* Nhiều địa phương tổ chức “Học kỳ quân đội” để học sinh tham gia trong dịp hè. Ông ủng hộ chứ?
 
- Tôi thấy rất hay và đang tìm hiểu để thực hiện. Đó là giáo dục hoàn thiện con người. Mình dạy chữ nhưng phải dạy làm người nữa. Rèn cho học sinh tính kỷ luật trong các “Học kỳ quân đội” hoặc về nông thôn tìm hiểu cuộc sống người dân là rất hữu ích, đặc biệt là với học sinh thành phố. Tách các em khỏi sách vở để đến với cuộc sống thực sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.
 
* Theo ông, có nên thiết kế lại chương trình học thay vì quy định “cứng” nghỉ hè 3 tháng?
 
- Nên chứ. Bộ GD-ĐT nên xem lại chuẩn chương trình của từng môn. Chương trình quá nặng, nếu chưa thay đổi được sách giáo khoa thì có thể cắt bớt vài bài trong chương trình, thậm chí cả chương. Bộ nên cho các sở chủ động về thời lượng học, không nên cứng nhắc với các quy định mang tính hình thức. Quy định mà người ta không thực hiện được công khai thì sẽ làm chui. Giả dụ khi bị kiểm tra, các trường sẵn sàng đưa đơn của phụ huynh yêu cầu trường tổ chức dạy hè. Đó là thực tế ở nhiều nơi, không riêng Hà Nội.

Thêm tiết để dãn chương trình

 
PGS Văn Như Cương cho biết ở Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), nơi ông làm hiệu trưởng, học sinh không học 9 tháng mà học từ 10 đến 10 tháng rưỡi. Chương trình hiện nay rất nặng, với số tiết học như Bộ GD-ĐT quy định thì rất mệt cho học sinh.
 
“Chúng tôi giảm tải cho học sinh bằng cách thêm tiết học để dãn chương trình, đáng lẽ một bài học 2 tiết thì dãn thành 3 tiết để học sinh dễ hiểu, tiếp thu nhẹ nhàng. Cách làm này được phụ huynh, học sinh rất thích. Các em nghỉ hè là nghỉ hoàn toàn rồi sau đó là học chính khóa luôn” - PGS Văn Như Cương nhấn mạnh và nói rõ thêm rằng với chương trình nói trên, học sinh lớp 12 kết thúc chương trình học trước một học kỳ. Học kỳ còn lại dành cho ôn tập để thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH. Học sinh không gồng mình học mà tỉ lệ đậu ĐH vẫn 90%.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục