Tại cuộc họp báo về việc chuẩn bị cho năm học mới do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều nay 27/8, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết năm học 2010 - 2011 chỉ thực hiện dạy tiếng Anh thí điểm ở một số trường tiểu học.

 

Tại cuộc họp báo, trước câu hỏi của phóng viên về việc Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị như thế nào để triển khai Đề án dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học, bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, mục tiêu của Đề án là đến năm học mới này, 20% học sinh tiểu học phải học tiếng Anh.

Nhưng sau nhiều cuộc họp, lắng nghe ý kiến đóng góp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu phải chuẩn bị kỹ lưỡng như đội ngũ giáo viên để đạt tiêu chuẩn trong Đề án đã đưa ra. Do vậy, năm học 2010 - 2011 không thực hiện dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học cho 20% học sinh mà chỉ thực hiện dạy thí điểm ở một số trường để rút kinh nghiệm. Còn đối với các tỉnh đang thực hiện dạy tiếng Anh tiểu học thì tự chọn chương trình phù hợp với học sinh của địa phương mình.

Về việc Bộ chỉ đạo việc giảm tải ở cấp tiểu học như thế nào, bà Trần Thị Thắm, cho rằng chương trình và sách giáo khoa (SGK) cấp tiểu học hiện nay đã được thực hiện từ năm 2002. Trong quá trình thực hiện, vấn đề quá tải chỉ xảy ra ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số do thực hiện 1 chương trình, một bộ sách trên toàn quốc. Bộ đã nhiều lần rà soát, điều chỉnh và có công văn chỉ đạo dạy học theo vùng miền. Bộ cũng đã ban hành chuẩn kiến thức kỹ năng, chỉ rõ chuẩn cơ bản học sinh cần đạt được qua từng bài giảng. Vì dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng nên vấn đề giảm tải không đặt ra nữa.

Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Nguyễn Viết Thao, phó tổng giám đốc NXB Giáo dục, cho biết để phục vụ cho năm học mới, NXB Giáo dục đã in mới 90 triệu bản SGK từ lớp 1 - lớp 12 và phát hành hơn đến các tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài số lượng sách mới phát hành này thì còn có tới hơn 45% sách cũ của các năm trước được sử dụng lại có thể đảm bảo đủ nhu cầu SGK cho năm học mới. Cũng theo NXB Giáo dục, năm nay SGK, sách tái bản và một số loại sách tham khảo vẫn giữ nguyên giá năm 2009.

Ngoài việc, đảm bảo đủ SGK để cung cấp cho học sinh trong năm học mới, Bộ GD-ĐT cũng vừa yêu cầu các Sở GD-ĐT thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp SGK, không thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sỹ, con thương binh; các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung, bảo đảm vào năm học mới tất cả học sinh đều có SGK để học tập.

Đối với việc sử dụng sách tham khảo trong nhà trường, hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm quyết định phù hợp với điều kiện học tập của học sinh trường mình. Để tăng cường hiệu quả của việc dùng sách nhiều lần, Bộ cũng đề nghị các trường cần có biện pháp khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh đọc sách, sử dụng hiệu quả thư viện nhà trường.
 

Hơn 19 triệu HS, SV bước vào năm học mới

Theo dự báo của Bộ GD-ĐT, năm học 2010 - 2011 có hơn 19 triệu HS, SV bước vào năm học mới. Trong đó, giáo dục mầm non có 3.642.800 học sinh; giáo dục phổ thông có 15.210.000 học sinh, trong đó có 7.030.000 học sinh tiểu học, 5.280.000 học sinh THCS, 2.900.000 học sinh THPT; trung cấp chuyên nghiệp có 820.000 học sinh; có 700.000 sinh viên cao đẳng và 1.500.000 sinh viên đại học.

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục