Gần đây có những dấu hiệu cởi mở từ phía ngành giáo dục về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK). Một vài tổ chức, cá nhân cũng đã giới thiệu những bộ sách của riêng mình.

Mô tả ảnh.
Chiếc cặp đầu năm học mới của một học sinh lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM. Ảnh: Minh Quyên

Một sự chuyển động mạnh mẽ trong lĩnh vực soạn sách, báo hiệu tính đa dạng của mặt hàng đặc biệt này, đồng thời cũng đòi hỏi người sử dụng phải thực sự sự sáng suốt khi lựa chọn. 

Hồi đầu năm, Sở GD-ĐT TP.HCM quyết định viết SGK ở một số môn bậc THCS dựa theo chuẩn kiến thực kỹ năng của Bộ GD-ĐT.

Việc này được loan báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin hẳn đã có sự nhất trí từ phía Bộ GD-ĐT. Theo kế hoạch, đến thời điểm này, công việc đã hoàn tất.      

Bộ sách tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục của Trung tâm Công nghệ Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã được 10 tỉnh tham gia thí điểm trong năm học này.

Một hội nghị đánh giá công tác thí điểm sách tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục cũng vừa được tổ chức cách đây vài tháng với sự có mặt của lãnh đạo Bộ GD-ĐT. Những đánh giá ban đầu của các tỉnh thí điểm cho thấy, việc dạy và học sách tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục có nhiều ưu điểm. 

Nhóm Cánh buồm, do ông Phạm Toàn chủ trì, tiếp tục khiến dư luận quan tâm khi mới đây giới thiệu bộ sách lớp 1, gồm các cuốn: tiếng Việt, tiếng Anh, Văn, Lối sống và Tin học. Hiện một vài trường đang dạy bộ sách này với tư cách tài liệu tham khảo.  

Khi được hỏi về sự kiện nhóm Cánh buồm vừa ra mắt bộ sách nói trên,  Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, nhóm này cũng mời ông đến tham dự buổi giới thiệu bộ sách, nhưng ông không đi được. Ông Hiển không bình luận gì về bộ sách nói trên, đồng thời ông cho biết: “Bộ GD-ĐT chỉ làm theo luật".

Trong khi đó, cách đây không lâu, tại hội nghị triển khai thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3, Bộ GD-ĐT đã có một quyết định táo bạo, mang tính cách mạng, được nhiều người đồng tình. Đó là việc cho phép các trường tự chọn giáo trình tiếng Anh để dạy cho học sinh mà không nhất thiết phải dạy bằng SGK của Bộ.  

Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2015 sẽ thay đổi chương trình SGK. Điều này tiếp tục được xác nhận trong dự thảo văn kiện Đại hội đảng XI. 

Còn nhớ cách đây không lâu, tại hội nghị triển khai thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3, chính Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã  nêu ra một quyết định táo bạo, mang tính cách mạng, được nhiều người đồng tình. Đó là việc cho phép các trường tự chọn giáo trình tiếng Anh để dạy cho học sinh mà không nhất thiết phải dạy bằng SGK của Bộ. 

 

Môn tiếng Anh, giáo viên có thể tự chọn SGK. Vậy hà cớ gì tiếng Việt lại không? Song, với việc lãnh đạo Bộ nhấn mạnh tới “làm theo Luật”, hình như Bộ đang lúng túng, nhất là khi Luật GD yêu cầu sử dụng SGK “ổn định và thống nhất”.   

Năm 2015 sẽ tiếp tục thay đổi chương trình SGK. Những sự việc đã diễn ra có thể coi như những động thái đầu tiên tiến tới việc có những thay đổi cơ bản trong việc biên soạn, sử dụng SGK thời gian tới.  

Điều này tất yếu xảy ra khi mà cả xã hội đã nhận ra những thiếu sót, hạn chế, bất cập không thể sửa chữa, nhưng đã tiêu tốn một lượng kinh phí rất lớn trong đợt xây dựng chương trình, biên soạn SGK vừa rồi. 

Tuy nhiên, (giả sử nếu có) nhiều bộ SGK thì cũng không phải là “vị cứu tinh” cho nền giáo dục vốn dĩ còn nhiều khiếm khuyết. Trách nhiệm sẽ vô cùng nặng nề đặt lên vai thầy cô giáo và nhà quản lý.    

                                                                                            Theo Vnn

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục