Trong cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2011 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, đối với các môn thi 1 buổi thì cấu trúc của đề thi giữ nguyên như năm 2010. Đối với các môn thi 2 buổi thì cấu trúc của đề thi có thay đổi.

Theo đó, cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2011 đối với các môn Toán, Lý, Hóa học, Sinh học và Tin học cụ thể như sau:

1. Môn Toán: Đề thi ngày thứ nhất gồm 4 bài toán. Cụ thể một bài về phân môn Đại số; Một bài về phân môn Giải tích; Một bài về phân môn Hình học và một bài về phân môn Tổ hợp. Phân bố điểm cho các bài: mỗi bài 5 điểm.

Đề thi ngày thứ hai gồm 3 bài toán. Cụ thể như sau: Một bài về phân môn Đại số; Một bài về phân môn Số học và Một bài về phân môn Tổ hợp hoặc Hình học. Phân bố điểm cho các bài: một bài 6 điểm; hai bài còn lại, mỗi bài 7 điểm.

Chú ý: Các phân môn trong cấu trúc trên được sắp xếp theo thứ tự a, b, c. Các bài toán trong đề thi không nhất thiết phải sắp xếp theo thứ tự đã liệt kê ở trên.

2. Môn Vật Lý: Đề thi của mỗi ngày gồm không quá 5 câu. Nội dung Đề thi ngày thứ nhất thuộc các phần: Cơ, Nhiệt, Điện, Quang, Vật lí nguyên tử. Nội dung Đề thi ngày thứ hai thuộc các phần: Cơ, Nhiệt, Điện, Quang, Vật lí nguyên tử và Phương án thực hành.

Điểm dành cho Phương án thực hành không vượt quá 1/4 tổng điểm của hai ngày thi.

3. Môn Hóa học: Đề thi mỗi ngày gồm từ 5 đến 7 câu.Nội dung Đề thi của cả hai ngày bao gồm các vấn đề sau:

- Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Liên kết hóa học, tinh thể, các loại phản ứng hóa học.

- Nhiệt động học hóa học, động hóa học, điện hóa học.

- Nguyên tố hóa học và các hợp chất của chúng: Nhóm halogen, oxi-lưu huỳnh, cacbon-silic, nitơ-photpho; kim loại các phân nhóm IA, IIA, Al, Sn, Pb, Fe, Ni, Cu, Ag, Zn, Hg, Cr, Mn.

- Dung dịch và sự điện li, các phản ứng xảy ra trong dung dịch, pH của dung dịch.

- Phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch.

- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, hóa học lập thể, tính chất vật lí, tính axit-bazơ của các chất hữu cơ.

- Phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng. Nhận biết và tách biệt các chất.

- Xác định cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, tổng hợp hợp chất hữu cơ.

- Hiđrocacbon. Dẫn xuất hiđrocacbon (ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic, este, amin,…). Hợp chất dị vòng.

- Lipit. Amino axit và protein. Cacbohiđrat. Polime và vật liệu polime.

Ghi chú:

- Nội dung đề thi ngày thứ nhất không bao gồm các vấn đề về hóa hữu cơ;

- Nội dung đề thi ngày thứ hai chủ yếu bao gồm các vấn đề về hóa hữu cơ.

- Phân bố điểm cho các vấn đề: Các vấn đề từ 1 đến 6: 24 điểm; Các vấn đề từ 7 đến 11: 16 điểm.

4. Môn Sinh học:

Đề thi ngày thứ nhất:

TT

Các phân môn

Số điểm

Số câu hỏi

Loại câu hỏi

1

Tế bào học (Phần 1 - Cấu tạo và chức năng)

4

2 - 3

Tự luận

2

Vi sinh học

3

2

Tự luận

3

Sinh học thực vật

6

3 - 4

Tự luận

4

Sinh học người và động vật

7

3 - 5

Tự luận

 
Đề thi ngày thứ hai:
 

TT

Các phân môn

Số điểm

Số câu hỏi

Loại câu hỏi

1

Tế bào học (Phần 2 - Sinh học phân tử)

3

2 - 3

Tự luận

2

Di truyền học

7

3 - 5

Tự luận

3

Tiến hóa

4

2 - 3

Tự luận

4

Sinh thái học

6

3 - 4

Tự luận

5. Môn Tin học: Đề thi mỗi ngày gồm 3 bài toán, cụ thể như sau:

Bài 1 (6 điểm): Bài toán có độ khó trung bình về giải thuật, cấu trúc dữ liệu và cài đặt.

Bài 2 (7 điểm): Bài toán có độ khó trên trung bình về giải thuật, cấu trúc dữ liệu và cài đặt.

Bài 3 (7 điểm): Bài toán có độ khó cao cả về giải thuật, cấu trúc dữ liệu lẫn cài đặt.

                                                                               (Nguồn: Bộ GD-ĐT)

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục