Học viên lớp điện dân dụng trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình thực hành tại lớp học.

Học viên lớp điện dân dụng trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình thực hành tại lớp học.

(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là điểm mấu chốt góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Vừa qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thực sự tạo cơ hội mới cho người lao động.

 

Ông Trần Đình Vui, Trưởng phòng Dạy nghề - Sở LĐ-TB&XH cho biết: Cùng với sự ra đời của các cơ sở dạy nghề, quy mô tuyển sinh và đào tạo nghề cũng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, loại hình đào tạo. Bên cạnh phát huy tối đa năng lực, quy mô của các trường, trung tâm dạy nghề với các ngành nghề trung và dài hạn, các huyện cũng đã triển khai.

 

Đào tạo nghề tại chỗ cho lao động với các ngành nghề ngắn hạn, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH ở từng địa phương như mây tre đan, chổi chít, thêu ren ... hoặc hỗ trợ kinh phí phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện loại hình đào tạo vừa học, vừa làm với người lao động được tuyển dụng vào làm việc.

Với cách làm trên, tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 52.000 chỉ tiêu học nghề được tuyển sinh. Riêng trong năm 2010, Trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức được 18 lớp dạy nghề, trong đó có 4 lớp cho lao động nông thôn, 4 lớp dạy nghề cho lao động nghèo với tổng số 260 học viên, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong toàn tỉnh lên hơn 38%. Sở đã phối hợp với các ngành đào tạo nghề theo địa chỉ và nhu cầu việc làm. Chính vì vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tìm được việc làm đạt hơn 70%. Là một huyện miền núi, ruộng đất ít nên Đà Bắc chú trọng phát triển nghề phụ nhưng đã có một thời gian, các lớp dạy nghề ở đây thiếu học viên. Lý giải hiện tượng này, anh Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc TT Dạy nghề huyện Đà Bắc cho biết: Lý do là người lao động không muốn học nghề ngắn hạn, học xong không được làm nghề. Từ thực tế đó, hiện nay Đà Bắc chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội. Bên cạnh hình thức đào tạo lý thuyết, huyện đã quan tâm liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để tìm đầu ra cho người lao động. Trong năm 2010, toàn huyện mở 6 lớp đào tạo nghề, trong đó có 4 lớp nuôi cá lồng, đồng thời hỗ trợ vốn đề nông dân vừa học, vừa sản xuất trực tiếp và 2 lớp may công nghiệp đều được đào tạo theo đơn đặt hàng của các công ty may trên địa bàn. Tương tự Đà Bắc, Kỳ Sơn đã  tận dụng  lợi thế về TTCN như sản xuất chổi chít, mây tre đan của huyện để tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động. Chia sẻ về điều này, chị Nguyễn Thị Xuyên, trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Nét mới của hoạt động dạy nghề năm nay là hướng vào đối tượng người lao động tại chỗ. Vì vậy, huyện kêu gọi sự hỗ trợ của một số doanh nghiệp trên địa bàn như Công ty TNHH Minh Thắng, SanDa... vừa tham gia dạy nghề, vừa nhận công nhân và bao tiêu sản phảm cho người lao động. Về lâu dài, huyện cũng mở rộng thu hút đầu tư để giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

 

Đặc biệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phế duyệt với nguồn kinh phí hàng tỷ đồng, quy mô đào tạo 11.000 lao động/năm, thực sự là cơ hội cho người lao động. ông Nguyễn Thanh Thuỷ,  Phó Giám đốc Sở LĐ- TB&XH  khẳng định: Triển khai đề án, đến nay, tỉnh ta đã mở được một số lớp theo Đề án 1956, vẫn còn 11.000 lao động cần đạo tạo/năm theo khảo sát nhu cầu đào tạo nghề vừa qua.  Với các hình thức như hỗ trợ phương tiện đi lại, học phí..., đây là cơ hội cần được tận dụng.  Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, ngoài sự nỗ lực của các cấp chính quyền còn có sự nỗ lực tự thân của người lao động. Chính người lao động phải tận dụng được cơ hội học nghề, đào tạo nghề cho chính mình. Muốn vậy, các cấp, ngành cần xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo nghề và học nghề. Đồng thời,  thiết lập được cơ cấu nghề hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và nhu cầu xã hội, tránh học nghề tràn lan mà không làm được nghề.

                                                                                 

 

                                                                                                     P.L

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục