Loạt bài Để trường ngoài công lập bình đẳng với công lập nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục nhằm tìm ra một hướng đi thích hợp cho hệ thống trường ngoài công lập (NCL).

 

Quy định tỷ lệ sử dụng học phí hợp lý

Điều đáng bàn nhất là phải khắc phục những bất cập trong các chủ trương và chính sách hiện nay. Cần sửa đổi Quy chế các trường ĐH tư thục theo hướng phân loại các trường hoạt động phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Nhà nước cần ban hành hệ thống tiêu chí để phân loại các trường, đồng thời cần xây dựng quy định tỷ lệ sử dụng hợp lý quỹ học phí phục vụ trực tiếp cho đào tạo ở trường tư cũng như trường công.

Chính sách của chúng ta phải giải quyết hài hòa hai mặt, vừa tăng cường đầu tư của nhà nước cho giáo dục, vừa khuyến khích đầu tư vào giáo dục NCL. Đó là thái độ đúng đắn để thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Có người nói đầu tư vào giáo dục là sinh lợi nhuận, mới đầu góp nhau có vài tỉ đồng mà bây giờ sau hơn 10 năm, tài sản lên hàng bảy tám chục tỉ đồng. Xin thưa chuyện đó là có thật. Nhưng bảy tám chục tỉ đó nằm ở những trường sở, đất đai, trang thiết bị…, mãi mãi phục vụ xã hội. Có chăng là được hưởng lãi suất trên vốn phổ biến là ở mức vừa phải, thời gian hoàn vốn thường rất dài. Tài sản tăng thêm tích lũy từ học phí là chính, vì các trường ngoài công lập đến nay chưa nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được bao nhiêu. Mà học phí thì quá thấp so với chi phí cần thiết cho đào tạo có chất lượng (dù đã quá sức chịu đựng đối với các gia đình nghèo có con đi học). Ấy thế mà cứ phải tích lũy để đầu tư xây dựng trường.

Các trường ĐH tư thục không được Nhà nước đầu tư từ nguồn ngân sách để phát triển, song lại có quyền tự xác định học phí. Trong khi các ĐH công lập được Nhà nước đầu tư thì phải tuân thủ khung học phí do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, các ĐH tư thục và ĐH công lập hoàn toàn có quyền đăng ký thực hiện các đề tài khoa học mà Nhà nước chi ngân sách, qua công bố hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ và được thực hiện qua hình thức tuyển chọn cạnh tranh giữa các đơn vị đăng ký tham gia.

(Trích trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, tháng 6.2010 về sự phân biệt đối xử giữa trường công lập và ngoài công lập)

Do đó chi phí trực tiếp cho đào tạo càng ít. Gần đây Nhà nước khẳng định mức học phí các trường NCL là do nhà trường tự quyết định và phải công khai, minh bạch. Điều đó rất đúng nhưng Nhà nước cần quy định tỷ lệ chi cho đào tạo để đảm bảo chất lượng, phần còn lại để tái đầu tư, trả lãi trên vốn góp và chi hành chính quản lý.

GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL

Phân biệt rõ mô hình

Giáo dục ĐH Việt Nam một mặt còn đang đứng khá xa trước xu thế và mãi băn khoăn về những hạn chế của thị trường hóa. Mặt khác lại thị trường hóa với nhiều tiêu cực nhưng còn chưa có những giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Nước ta dự kiến sẽ tăng số sinh viên NCL lên đến 40% trên tổng số sinh viên cả nước vào năm 2020. Tuy nhiên, chính sách tài chính vẫn còn chưa rõ ràng. Trong quy chế về ĐH tư thục hiện nay chưa phân biệt rõ đâu là các trường hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận. Trong khi Nhà nước khuyến khích các cơ sở hoạt động phi lợi nhuận, nhưng phần lớn các trường tư hiện nay là vì lợi nhuận. Vì vậy, chúng ta thừa nhận có cơ chế thị trường trong giáo dục tuy nhiên phải có quy định rõ ràng các loại hình hoạt động của các trường này thì mới có chính sách thích hợp.

                                                                     Theo Báo Thanhninen

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục