Không chịu đến trường, cáu gắt, khóc nhè… sau kỳ nghỉ Tết dài, việc trẻ ì ạch quay lại lớp học không chỉ làm bố mẹ mà đến giáo viên cũng mệt nhoài.

 

Ngày đầu con quay trở lại trường học, chị Doanh (ngụ ở P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TPHCM) không tài nào đánh thức nổi con. Cả đêm hôm trước, cháu Kem con chị (đang học lớp 2) vẫn say mê chơi bắn bi trước nhà với các anh trong ngõ rồi lại ngồi xem bố đánh cờ. Nhắc mấy cháu cũng làm ngơ. Mười ngày nay vui Tết, đêm nào cháu cũng ngủ muộn dậy muộn theo bố mẹ nên thời gian biểu sinh hoạt của ngày thường bị xáo xào.


Sau kỳ nghỉ Tết, việc quay lại lớp học của trẻ trở nên khó khăn hơn.
 
“Dựng dậy cháu lại đổ gục xuống giường, không mở nổi mắt. Cuối cùng tôi đành gọi điện cô giáo xin cho cháu nghỉ học. Vợ chồng phải trở lại cơ quan làm việc, thế là lật lật gọi bà nội từ Nhà Bè sang trông cháu. Vui Tết xong là khổ vậy đó, phải ổn định lại lịch sinh hoạt cho cả nhà mà khó nhất là thằng bé”, chị Doanh than thở.
 
Vợ chồng chị Ly, nhà ở đường 3/2 (Q.10, TPHCM) cũng đang gặp rắc rối vì cô con gái lên 3 nhất quyết không chịu rời khỏi bà ngoại từ quê vào chơi Tết để quay lại lớp. Sáng 8/2, chị Ly vừa xách chiếc ba lô hình con thỏ đựng đồ quen thuộc của con treo ở xe thì cháu đã nằm lăn ra giữa nhà, đập chân đập thình thịch khóc vì biết bị bắt đến lớp. “Con ở nhà với bà cơ”, anh chị đến giằng, cháu vẫn ôm chặt lấy ngoại không buông.

“Thế là vợ chồng mình đành phải chở luôn cả bà ngoại đến lớp theo cháu. Vào lớp không chịu chơi với bạn, với cô chứ ôm lấy bà bắt kể chuyện. Giống y như hồi đầu mới đến trường, chẳng biết đến bao giờ mới thôi”, chị kể.

Con không chịu đến lớp, khóc lóc, sinh hoạt thất thường… cũng là tình cảnh chung mà nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ gặp phải sau ngày Tết. Tết được nghỉ dài, trẻ được vui chơi, ngủ nghỉ thành ra "quên" môi trường ở trường lớp nên khi phải quay lại quy củ, trẻ dễ khó chịu.

Ở nhiều trường mầm non, sĩ số học sinh đến trường những ngày đầu sau Tết lúc nào cũng thiếu. Ngoài việc trẻ không chịu vào lớp, khóc nhè thì việc ăn uống, giờ ngủ thất thường trong dịp Tết làm giáo viên thêm cực.

Một giáo viên mầm non trên địa bàn P.3. Q.Phú Nhuận, TPHCM chia sẻ cứ sau đợt Tết thì y như rằng giáo viên lại phải thực hiện công cuộc đưa trẻ trở lại sinh hoạt nề nếp. “Sau Tết nhiều cháu ăn uống, ngủ nghỉ đều trái giờ. Đến giờ đi ngủ thì lại đòi hát hò, xem ti vi…, đến giờ ăn lại ngủ. Mỗi cháu một kiểu, nháo nhào cả lên. Chăm một cháu lúc này cực bằng 4 -5 cháu ngày thường. Có khi nửa tháng mới ổn định lại”, cô cho hay.


Phụ huynh nên giữ nhịp cho con ngay cả trong những ngày nghỉ.

Kỳ nghỉ Tết dài, nhiều gia đình không giữ cho trẻ lịch sinh hoạt giống mọi ngày, để trẻ ăn ngủ tự do nên sau Tết khi phải trở lại trường, trẻ mất thời gian thích nghi. Còn phụ huynh và giáo viên cũng mệt nhoài “chạy theo” để “trả lại ngày thường” cho con. Chị Doanh mẹ cháu Kem bày tỏ, Tết năm sau gia đình sẽ để cháu vui chơi nhưng vẫn sẽ giữ giờ ăn ngủ, tập cho cháu không bỏ sách vở hoàn toàn trong ngày nghỉ để ra năm bố mẹ, cô giáo bớt khổ.

 

                                                                                   Theo Dantri

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục