Sau những đợt ra quân xử lý lỗi không đội mũ bảo hiểm (MBH), thì đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh - thiếu niên. Ngoài ra, lỗi đi xe máy đến trường của học sinh THPT cũng là hình vi vi phạm Luật Giao thông phổ biến của các trường trong địa bàn các quận nội thành.

 

Không đội MBH là phổ biến

Chỉ trong một buổi sáng, qua khảo sát tại một số tuyến phố trung tâm, chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều trường hợp học sinh THPT đi xe máy, không đội MBH, thậm chí là “kẹp” 3 lạng lách, đánh võng trên đường. Tuy nhiên, chỉ cần thấy bóng dáng CSGT, lực lượng chức năng thì các em học sinh này lại quay đầu đi đường khác, thậm chí là tăng ga vượt qua các chốt kiểm tra gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông gần đó.

Hình ảnh học sinh đi xe máy, “kẹp” ba, không đội MBH xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố thủ đô.    Ảnh: P.L
Hình ảnh học sinh đi xe máy, “kẹp” ba, không đội MBH xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố thủ đô. Ảnh: P.L

Chị Nguyễn Thị Minh – phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm – bức xúc: “Cứ 10 người trên đường tôi gặp thì đến 9 người là thanh - thiếu niên không đội MBH, trong đó không ít những bạn trẻ còn mặc nguyên đồng phục học sinh. Mặc dù xe vẫn treo mũ, nhưng tôi thấy các em chẳng ai đội cả, chỉ đến những điểm dừng đèn đỏ, có bóng dáng công an thì các em mới vội vàng đội MBH vào, qua chốt đó thì lại cởi mũ ra để đi đầu trần”. Lý giải lý do không đội MBH, một học sinh “tâm sự”: “Học sinh bọn em đi xe máy đã là bị cấm rồi, nên có đội hay không đội MBH thì cũng vậy. Với cả đa số các bạn em chả ai đội MBH cả, tại tóc đều vuốt keo, nhuộm màu, đội vào xẹp lép trông xấu lắm...”.

Chính những suy nghĩ kiểu này khiến tình trạng học sinh không đội MBH gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, khiến các cơ quan chức năng càng phải mạnh tay, tăng cường công tác xử lý tình trạng học sinh đi xe máy, không đội MBH tham gia giao thông.

Theo thống kê của Phòng CSGT – CA TP.Hà Nội, chỉ sau một tuần cao điểm xử lý lỗi không đội MBH, lực lượng chức năng đã xử phạt 4.595 trường hợp vi phạm, tạm giữ 1.189 xe môtô và tạm giữ 614 bộ giấy tờ, trong đó, vi phạm chủ yếu tập trung ở các quận nội thành với đối tượng thanh - thiếu niên chiếm tới 75,2% trong tổng số người vi phạm. Cụ thể, độ tuổi người vi phạm dưới 18 tuổi là 204 trường hợp và tạm giữ 138 xe; từ 18 tuổi đến 30 tuổi đã xử lý 3.252 trường hợp, trong đó phạt tại chỗ 2.116 trường hợp, tạm giữ giấy tờ 431 trường hợp, tạm giữ xe 705 trường hợp...

Gia đình cần vào cuộc

Nguồn gốc dẫn tới tình trạng học sinh không đội MBH khi tham gia giao thông hầu hết bắt nguồn từ chính các gia đình cho con em mình đi xe máy đến trường. Sau mỗi giờ tan học, tại các trường ở các quận trung tâm của thành phố như: Trường THPT Trần Phú, Việt Đức, Trần Nhân Tông, Phan Đình Phùng... tỉ lệ học sinh đi xe máy đến trường là khá lớn, tuy nhiên đa số các em đều “lách luật” khi chỉ gửi xe tại những điểm cách xa trường học, chủ yếu là những bãi gửi xe của người dân xung quanh đó. Tại một điểm gửi xe ở khu vực dốc Thọ Lão - gần Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), học sinh thường xuyên đi xe máy đến trường, sau đó gửi xe tại các nhà dân tại khu vực này, rồi đi bộ một đoạn tới trường; hay tại điểm trông xe trên phố Lý Thường Kiệt - gần Trường THPT Việt Đức mỗi ngày cũng nhận hàng chục xe máy của các em học sinh...

Để chấn chỉnh tình trạng học sinh đi xe máy đến trường, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quyết định chọn 5 trường THPT tham gia mô hình điểm triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, gồm Trường THPT Việt Đức, THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm), THPT Kim Liên,  THPT Quang Trung (quận Đống Đa) và THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), bởi theo đánh giá thì đây là những trường đã từng được phản ánh có số lượng học sinh đi học bằng xe máy khá đông.

Theo đó, các trường tham gia thí điểm này sẽ chủ động phối hợp với công an các cấp trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc bằng hình thức giám sát trực tiếp những học sinh đi xe máy đến trường. Đối với những học sinh đưa xe máy vào các điểm gửi xe sẽ tiến hành thu giữ, sau đó rà soát để biết chính xác trường đang theo học để bàn giao xử lý...

Tuy nhiên, để chấn chỉnh triệt để tình trạng học sinh đi xe máy đến trường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường cũng như cơ quan chức năng. Đặc biệt, các vị phụ huynh phải coi việc giao xe cho con em mình tới trường chính là hành động gián tiếp khiến con em mình vi phạm pháp luật.

 

                                                                                  Theo LaoDong

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục