Ngày 15-3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND TPHCM, Sở GD-ĐT về thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên phổ thông.

 

Báo cáo tại buổi làm việc, Sở GD-ĐT cho biết toàn TP hiện có 63.976 giáo viên, thiếu 3.900 giáo viên (bậc THPT: thiếu 2.522 người, THCS: 1.837, tiểu học: 997, mầm non: 976) ở các bộ môn: địa, nhạc họa, thể dục thể thao, tin học. Đời sống giáo viên (GV) còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa có cơ chế chính sách thỏa đáng nên GV không yên tâm làm việc, chế độ chính sách không tạo động lực thu hút GV, khuyến khích GV gắn bó lâu dài với nghề và nâng cao trình độ chuyên môn.

Trong công tác quản lý không có giải quyết thỏa đáng đối với GV giỏi khi chuyển sang làm quản lý, thu nhập giữa GV công lập và ngoài công lập còn nhiều khác nhau, điều kiện làm việc còn thiếu thốn nên GV chưa yên tâm.

Sở GD-ĐT TPHCM kiến nghị phải đổi mới chế độ, chính sách cho GV phổ thông, chuyển từ đào tạo theo khả năng sang theo nhu cầu, đổi mới cơ chế đào tạo GV các cấp học, cải tiến chế độ tiền lương cho GV, xây dựng mã ngạch GV có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Đầu tư quan tâm đội ngũ GV bằng nhiều cách, trong đó có ý thức tự học, trang bị kiến thức. Tăng định mức trợ cấp từ 500.000 - 600.000 đồng/tháng cho GV ở 36 xã khó khăn.

Phó chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận đánh giá, với thu nhập bình quân của giáo viên chỉ từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng như hiện nay, mức thu nhập này sống ở thành phố rất khó khăn. Do đó, Phó chủ tịch kiến nghị sắp xếp điều chỉnh lại chế độ tiền lương, có cơ chế đặc biệt cho các loại hình trường đặc biệt của thành phố như những trường có sĩ số học sinh đông… vì TP luôn bị quá tải về nhu cầu học tập, hiện nay có 1,2 triệu học sinh. Mỗi năm TP đều tập trung ngân sách xây trường lớp, nhưng lúc nào cũng quá tải do dân nhập cư đông.

 

                                                                                 Theo SGGP

Các tin khác


Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục