Thí sinh dự thi đại học năm 2010

Thí sinh dự thi đại học năm 2010

“Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngành học…”.

 
GS.VS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội đã trao đổi với báo chí như vậy bên lề hội thảo “Lấy ý kiến góp ý về việc xây dựng Luật Giáo dục đại học” tổ chức trong 2 ngày 19 - 20/4 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội tổ chức.
 
GS.VS  Đào Trọng Thi.

Tại buổi góp ý dự thảo Luật Giáo dục đại học lần 2 này, nhiều đại biểu cả trường công và trường tư đều có đề nghị  được tự chủ về vấn đề mở ngành, tuyển sinh, đào tạo. Những vấn đề này có đưa vào Luật Giáo dục đại học không thưa GS?

Việc cấp phép, thành lập trường có 2 vấn đề, nếu mình muốn tạo ra sự tự chủ nhiều hơn thì khi đó hành lang pháp lý của mình phải chặt chẽ. Các trường được quyền tự chủ trong khuôn khổ ấy đó là một chuyện nhưng hiện nay ta đang thực hiện cấp phép, thành lập trường theo hình thức “xin - cho” mà đã xin nhưng không đáp ứng đầy đủ vẫn cho.

Mở ngành cũng vậy, nếu mở ngành có một số yêu cầu đáp ứng nhu cầu xã hội, đội ngũ giáo viên đủ rồi thì mở, đó là một cách. Cách thứ 2, tôi cứ xin, anh cho, tôi mở, căn cứ vào tiêu chuẩn nếu không đủ tiêu chuẩn nhưng chiếu cố. Nhưng có khi tôi đủ tiêu chuẩn rồi thì lại làm khó.

Vậy cách làm để đảm bảo cho các trường tự chủ là phải có quy định hành lang pháp lý. Hành lang pháp lý cao nhất là Luật và Luật đã quy định rồi thì không có quy định pháp lý nào khác đè lên luật. Còn nếu là Nghị định, Thông tư của Bộ ban hành sẽ vướng vào các luật khác như thế không có giá trị. Đây là cơ hội rất tốt để đưa vấn đề trên vào luật, tạo ra hành lang pháp lý, tạo quyền chủ động cho các trường.

Lãnh đạo của nhiều trường đại học đều có kiến nghị là bỏ thi đại học. Theo GS có nên bỏ thi đại học để thay thế bằng giải pháp khác như xét tuyển hồ sơ THPT?

Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngành học rất đa dạng hiện nay giữa các trường.

Tổ chức thi tuyển theo 3 chung hiện nay cũng có điểm tốt, tiết kiệm được một số hoạt động của các trường nhưng cái mất nhiều hơn. Khi chúng ta tuyển chung không có đặc trưng gì của đại học, trong khi đại học rất đa dạng về ngành nghề, về nhu cầu, về yêu cầu chất lượng.

Tuy nhiên, theo tôi hiện nay chưa nên bỏ thi đại học. Cách tổ chức như thế nào để đỡ căng thẳng và hiệu quả hơn thôi chứ bỏ hẳn không được với lý do sau:

Hiện nay nhu cầu học tập của thanh niên rất lớn, trong khi chỗ ngồi ở trường đại học ít. Ví dụ, có trường tỷ lệ chọi 1/10, thậm chí có trường 1/20. Để thực hiện xem xét hồ sơ của thí sinh, mỗi trường có yêu cầu khác nhau, đánh giá khác nhau, có khi chỗ này giỏi, chỗ kia kém... Trong khi đó, mình tìm giải pháp đơn giản là xét tuyển để thay thế cho sự chọn lọc là không công bằng, có thể sẽ tiêu cực nhiều. Ở các nước khác họ làm được là chỉ có 1,5 thí sinh chọn lấy 1, lại có nhiều trường đại học để học sinh chọn.

Như vậy, vẫn tổ chức thi tuyển sinh nhưng nó chỉ ở mức độ trường chứ không phải cấp quốc gia nữa và Bộ GD-ĐT cũng không phải tham gia vào. Thi tuyển như hiện nay tự nhiên mình quan trọng hóa vấn đề, làm to chuyện, tạo cho xã hội không khí nặng nề, càng làm ra lộn xộn, càng gây ra tiêu cực, sức ép... Trong khi đó, để cho các trường tự tổ chức tuyển sinh thì vấn đề này chỉ ở 1 trường tuyển học sinh.
 
Thí sinh dự thi đại học năm 2010.

Như vậy theo GS, Bộ GD-ĐT giao cho từng trường tự tổ chức tuyển sinh?

Đúng, giao cho từng trường tự tổ chức tuyển sinh. Có những trường không ra được đề thi thì họ dùng đề thi của trường khác mà họ cảm thấy phù hợp. Vấn đề này, để cho trường đó quyết định, tự chọn đề thi chứ không phải Bộ quyết định nhưng phải hiểu, các trường tự quyết định việc chứ không phải các trường tự làm, 2 vấn đề khác nhau.

Bây giờ việc soạn giáo trình cũng vậy, Bộ giao cho các trường quyết định lựa chọn giáo trình chứ Bộ không giao cho các trường tự làm giáo trình vì có trường không có giáo sư, giảng viên giỏi thì làm sao soạn được giáo trình.

Các trường có quyền quyết định lựa chọn, sử dụng giáo trình nào phù hợp với mình chứ không phải Bộ GD-ĐT yêu cầu trường này dùng giáo trình này, trường kia dùng giáo trình kia nữa. Như vậy, chúng ta tôn trọng quyền tự quyết của các trường, đó là vấn đề tự chủ của các trường nhưng điều này không phải các trường tự lực làm được tất cả mọi việc, 2 vấn đề khác hẳn nhau.

Những trường có tỷ lệ đăng ký dự thi và chỉ tiêu cao, tính áp lực cạnh tranh cao thì họ có thể tổ chức thi tuyển nhưng đối với những trường giữa chỉ tiêu và số lượng học sinh có nguyện vọng học ở trường không quá chênh lệch thậm chí ngang bằng thì người ta có thể áp dụng hình thức ghi danh và lựa chọn hồ sơ?

Trước mắt thì chưa nên, nếu như vậy thì lại rơi vào tình trạng các trường tuyển lung tung. Có trường khi tổ chức thi, chỉ 2 - 3 điểm đỗ, cũng tự bảo mình tổ chức tuyển vì hiện nay có trường số lượng thí sinh đăng ký thấp hơn mức nhận tuyển. Nếu mình chấp nhận như vậy thì lại quá dễ dãi và ảnh hưởng đến chất lượng. Chất lượng đó là thiệt cho nhân dân, thiệt cho người học.

Như vậy, chúng ta quay lại trường tự tổ chức tuyển sinh như trước đây đã thực hiện?

Tôi nghĩ mình quay lại hình thức các trường tự làm, tự quyết định tuyển sinh. Bên cạnh đó những gì tốt đẹp của 3 chung thì nên sử dụng lại. Ví dụ: các trường có thể dùng đề thi chung của nhóm trường chứ không dùng đề chung cấp quốc gia nữa. Chung ở đây có nghĩa là tự nguyện.

Còn thời gian tuyển sinh của các trường như thế nào thưa GS?

Tôi nghĩ, không nên bắt các trường thi vào một đợt, một ngày, các trường được lựa chọn thời gian tuyển sinh. Các trường thực hiện tuyển sinh cũng phải có thời điểm như thời điểm sau khi học sinh thi tốt nghiệp phổ thông, có thời gian nhất định chuẩn bị hồ sơ, các trường có thời gian chuẩn bị tổ chức, chấm thi, tuyển… và khai giảng vào thời gian quy định. Như vậy sự xê dịch ở đây không lớn nhưng các trường có thể chọn ngày.

Xin cảm ơn GS!
 

GS.VS. Đào Trọng Thi: Tự chủ và tự chịu trách nhiệm, chủ trương này nói từ lâu nhưng nếu thực hiện không thể áp dụng tự chủ cho các trường như nhau mà căn cứ vào vị trí, năng lực của trường đó. Giữa trường công lập và tư thục hoạt động khác nhau nên tự chủ cũng phải khác nhau.

Tự chủ chia làm 2 việc:

Thứ nhất, tự chủ chuyên môn áp dụng giống nhau như nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo, liên kết đào tạo.

Thứ hai, tự chủ tài chính và nhân lực giữa các trường khác nhau vì một bên Nhà nước làm chủ, tiền ngân sách, một bên tư nhân làm chủ.

Do vậy, muốn có quy định cụ thể về tự chủ phải phân loại cụ thể từng trường theo vị trí khác nhau, ví dụ: trường ĐH vùng khác với ĐH ngoài công lập, khác với ĐH công lập

 

                                                                                  Theo DanTri

 

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục