Hào hứng học tập, khả năng làm việc nhóm hiệu quả, tự tin đứng bảng thuyết trình với các bạn cùng lớp... Câu chuyện khó tin nhưng thực tế lại đang diễn ra ở một trường học thuộc một tỉnh vùng cao.

Trường THCS Thống Nhất không phải là một cơ sở quá nổi bật của thành phố Hòa Bình bởi lẽ đơn vị có đến 97% học sinh (HS) là người dân tộc Dao. Nếu như trước năm 2008 tình trạng HS bỏ học vẫn còn phổ biến thì những năm trở lại đây với việc cơ sở vật chất nhà trường được dự án phát triển giáo dục THCS II - Bộ GD-ĐT quan tâm kết hợp với việc áp dụng công phương pháp dạy học mới nên sĩ số các lớp lúc nào cũng duy trì ở mức 100%.

Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.

Chia sẻ với chúng tôi với những thành quả “khó tin” đã đạt được, cô Nguyễn Thị Mai - hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Ngoài vấn đề cơ sở vật chất khang trang hơn thì yếu tố khá quan trọng để giúp HS say mê học tập và siêng năng đến lớp là sự thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực”. Hai tháng trở lại đây việc đưa công cụ thiết kế bản đồ tư duy (BĐTD) vào giảng dạy lại càng tăng thêm sự sôi nổi trong học tập”.

Cả thầy lần trò đều “mê” bản đồ tư duy

Khách nào bước chân vào phòng họp hội đồng của Trường THCS Thống Nhất đều ấn tượng bởi những hình vẽ bằng nhiều màu sắc khác nhau. Từ việc định hướng về phương pháp học tập, cách thức thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực” đều được thể hiện bằng BĐTD.
 

Nội dung triển khai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện- HS tích cực"
 được thiết lập bằng BĐTD ở Phòng họp hội đồng.

Thấy chúng tôi mê mẩn bên những hình vẽ, hiệu trưởng Mai tươi cười cho biết:  “Cả thầy lẫn trò đều mê lắm. Có hôm dù đã hết giờ học nhưng thầy và trò vẫn say sưa “sáng tác”. Trước tinh thần hăng say như vậy Ban giám hiệu cũng “học tập” theo. Phương pháp này có ưu điểm là bắt buộc HS phải học bài thì mới có thể vẽ được, cũng giống như chúng tôi phải nắm vững chủ trương của ngành thì mới tạo ra những BĐTD như các bạn đang xem”.

Để minh chứng cho điều này, cô Mai đã đưa chúng tôi lên tham dự một tiết học của HS lớp 9. Với tiêu đề bài học “Ô nhiễm môi trường”, cả thầy lẫn trò Trường THCS Thống Nhất đã khiến những người tham dự phải “tâm phục khẩu phục”.
 
HS trong nhóm say mê thiết kế BĐTD sau khi được tiếp thu bài giảng.
 
Khởi đầu vẫn bằng phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với các hình ảnh minh họa thông qua hệ thống máy chiếu. Nhưng điểm nổi bật của tiết học này là rời bỏ cách thức học “đọc - chép” hay “nhìn - chép” mà thay bằng cách nếu ý chính sau đó phát triển. Nếu như trước kia mỗi khi kết thúc bài giảng giáo viên sẽ là người hệ thống kiến thức lại thì giờ đây nhiệm vụ lại được giao cho các HS.
 
Lớp học khoảng 40 HS sẽ được chia thành 4 nhóm. Các thành viên của một nhóm phải gắn kết với nhau để thể hiện toàn bộ nội dung bài học trên bản đồ tư duy. Nếu tận mặt chứng kiến khoảng thời gian 10 phút của các nhóm làm việc chúng ta mới thấy HS ở đây “ham” với BĐTD như thế nào. Em Hoàng Lan Hương, trưởng nhóm I chia sẻ: “Từ khi được tiếp cận với BĐTD, em thấy mình học hiệu quả và dễ tổng hợp kiến thức. Các bạn trong nhóm đều có trách nhiệm học bài, nhìn thì có vẻ là khó nhưng trên thực tế thời gian để bọn em chuẩn bị bài học không quá nhiều”. “Cũng thông qua cách học này mà vừa rồi em đạt giải HS giỏi cấp tỉnh môn Sinh đấy” - Lan Hương khoe.
 
Không chỉ dừng lại ở “năng suất” làm việc, sự thể hiện của các HS trên BĐTD khiến cả lãnh đạo Bộ lẫn Sở GD-ĐT Hòa Bình bất ngờ. Cùng một chủ đề về bài học “Ô nhiễm môi trường” nhưng 4 nhóm lại có 4 cách thể hiện khác nhau với những nét rất riêng. Có nhóm thể hiện bằng cách giải thích cặn kẽ nhưng có nhóm lại lại thể hiện rất đơn giản. Điều đáng nói ở chỗ là các em rất tự tin lên bảng “thuyết trình” sản phẩm của mình trước lớp.
 

Thuyết trình "sản phẩm" với những ý tưởng và cách thể hiện khác nhau.


 

Cả một bài học 2 tiết nhưng nhóm 3 của lớp (đa phần là HS nam) đã khiến các nhóm khác phải trầm trồ khen ngợi. Không giải thích, không viết nhiều chỉ thể hiện thông qua giản đồ hình ảnh nhưng người thuyết trình của nhóm vẫn giải thích được đầy đủ bài học. Chẳng hạn như nếu như các nhóm khác miêu tả cả yếu tố ô nhiễm môi trường bằng chữ viết như khí thải, hóa chất… thì những HS này chỉ thể hiện bằng cách vẽ một chiếc ô tô, một lọ hóa chất…

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, giáo viên bộ môn tâm sự: “Ưu điểm của BĐTD rất lớn đó là hạn chế chữ, chuyển sang các hình thức kênh màu, kênh hình. Chính các yếu tố này đã tạo cho thí sinh hứng thú hơn khi tiếp cận với bài học. Mặc dù mới đưa BĐTD vào giảng dạy khoảng 2 tháng nhưng cá nhân tôi thấy nó khá hiệu quả, được thể hiện qua việc các em tiếp thu nhanh và nhớ bài lâu hơn”.

Kiểu học mới giúp thoát “lối mòn”!

TheoTS.Trần Đình Châu, Giám đốc Dự án phát triển giáo dục THCS 2 (Bộ GD-ĐT) người đã mạnh dạn giới thiệu phương pháp học tập thông qua việc sử dụng BĐTD thì hình thức học này sẽ giúp HS học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất là sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

Không những thế, để thiết lập nên một BĐTD, các HS sẽ phải sử dụng đến bố cục màu sắc, đường nét, các nhánh hay cả việc sắp sếp các ý sao cho vừa súc tích, trực quan, dễ hiểu và dễ tiếp thu.... Từ đó góp phần giúp HS phát triển khả năng thẩm mỹ, việc sắp xếp ý tưởng một cách khoa học. Đồng thời, việc sử dụng BĐTD còn giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS học tập tích cực.
 

Kiểu học mới đã giúp cả thầy lẫn trò thoát khỏi lối "đọc-chép".


 

“Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đâm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não” - TS Châu cho biết.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường trong cả nước đã sử dụng BĐTD vào phương pháp giảng dạy nhưng không phải đơn vị nào cũng có thể thành công. Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó phòng GD-ĐT thành phố Hòa Bình thì công cụ BĐTD chỉ phát huy tính hiệu quả khi nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để họ ủng hộ. Bên cạnh đó cần phải linh động sử dụng đối từng môn học, tiết học. Nếu chúng ta lạm dụng quá mà lại quên kết hợp với phương pháp giảng dạy truyền thống thì chắc chắn không thể có tính hiệu quả cao.
 
                                                                                              Theo Dantri 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục