Qua đào tạo nghề, nhiều lao động đã có việc làm tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh dich vụ trên địa bàn huyện lạc Thủy

Qua đào tạo nghề, nhiều lao động đã có việc làm tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh dich vụ trên địa bàn huyện lạc Thủy

(HBĐT) - Ông Bùi Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thuỷ cho biết: Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn huyện có 42.300 người trong độ tuổi lao động, chiếm 70,36% dân số, trong đó có 40.734 lao động có việc làm nhưng số lao động có kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 10,16%, còn lại 89,84% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ kỹ thuật chuyên môn. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp người nông dân xoá đói - giảm nghèo.

 

Để đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, gắn dạy nghề với nhu cầu việc làm, từng bước nâng cao đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, huyện đã coi trọng đối tượng, ngành nghề đào tạo hợp lý. Cụ thể là đẩy mạnh đào tạo nghề trong sản xuất nông nghiệp, nghề phụ, nghề truyền thống. Ngoài ra, để nắm được thực trạng sử dụng lao động và nhu cầu nguồn lực theo cơ chế nghề của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh, huyện đã tổ chức đi khảo sát, thống kê lực lượng lao động và nhu cầu lao động còn thiếu, yếu. Để từ đó, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa các ngành nghề nhằm tạo việc làm mới cho người lao động, xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với cơ cấu ngành nghề lao động tại địa phương.

 

Trong năm 2010, huyện đã phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức mở lớp đào tạo nghề tại chỗ với từng ngành, nghề phù hợp với trình độ văn hóa, điều kiện hoàn cảnh gia đình và thực tế nguồn nhân lực địa phương như: mây - giang đan, chổi chít, may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, chăn nuôi. trồng trọt… thu hút hơn 400 lao động tham gia. Qua các lớp dạy nghề, nhiều học viên đã mạnh dạn áp dụng kiến thức KH - KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất để làm ra các sản phẩm hàng hoá chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường và có thu nhập ổn định.

 

Cùng với đào tạo nghề, huyện đã chú trọng thực hiện một số giải pháp hỗ trợ trực tiếp người lao động tự tìm kiếm việc làm, cung ứng các điều kiện để người lao động tiếp cận với chế độ ưu đãi của Nhà nước, địa phương như: tích cực tuyên truyền nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, phát triển các mô hình phát triển kinh tế VAC; khai trương sàn giao dịch việc để người lao động tiếp cận thông tin về lao động, dạy nghề, việc làm trong và ngoài nước; chỉ đạo các xã thị trấn phối hợp với Ngân hàng CS-XH tổ chức rà soát, phân loại các đối tượng nghèo để có chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, giúp nhân dân xóa đói - giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống cho nhân dân. Nhờ sự cố gắng nỗ lực cao của các cấp, ngành cùng với những giải pháp hiệu quả, trung bình mỗi năm, huyện Lạc Thuỷ đã giải quyết việc làm mới và làm thêm cho từ 1.800 - 2.000 lao động (năm 2010 giải quyết việc làm cho 2.100 lao động).

 

Ông Bùi Đức Thuận cho biết thêm: Đến năm 2011, huyện đã tiến hành tổng điều tra nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thì có 42.300 người có nhu cầu được đào tạo nghề khác nhau. Trong đó có 2.912 người có nhu cầu được đào tạo ở các hệ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; 2.194 người dạy nghề tập trung; 260 người dạy nghề trồng trọt. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ là một trong những cơ sở quan trọng để huyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ hội để lao động nông thôn tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH, thực hiện CNH - HĐH và xây dựng nông thôn mới.

 

Với những kết quả bước đầu trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và việc sớm hình thành được lộ trình, kế hoạch đào tạo nghề thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khai thác, kết hợp các hình thức đào tạo nghề tại chỗ và liên kết đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. Đồng thời, có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ có khả năng tạo ra nhiều việc làm mới; cùng với đó là liên kết chặt chẽ với đơn vị, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để giải quyết việc làm cho người lao động thiết thực, hiệu quả nhất.

 

 

                                                                                      Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục