Trường THCS Tu Lý (Đà Bắc) đang tiếp tục được đầu tư từ đề án để phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia.

Trường THCS Tu Lý (Đà Bắc) đang tiếp tục được đầu tư từ đề án để phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia.

(HBĐT) - Những ngày tháng 6/2011, tại điểm trường THCS xã Tu Lý (Đà Bắc) đang bộn bề những phần việc của công trình xây dựng thuộc Đề án “kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên”. Một đồng chí lãnh đạo nhà trường cho biết: Nếu làm xong các hạng mục này, cơ sở vật chất của nhà trường sẽ được đảm bảo hơn cho việc phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia trong nay mai. Các phần công việc liên quan đến công tác quản lý, điều hành đề án được tiến hành suôn sẻ, đồng bộ. Đấy cũng là nét nổi bật chung của Đà Bắc, mà tại hội nghị giao ban toàn tỉnh, ngành chức năng và các ngành của tỉnh đã ghi nhận.

     

Trong kế hoạch tổng thể của Đề án giai đoạn 2008- 2012, huyện Đà Bắc được tỉnh phể duyệt xây dựng 163 phòng học, trong đó mầm non 74 phòng, tiểu học 60 phòng, THCS 29 phòng và 265 nhà công vụ cho giáo viên. Tổng số vốn được phân bổ từ năm 2008- 2011 là 40.782 triệu đồng. Trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ 36.000 triệu đồng; ngân sách tỉnh đối ứng 4. 782 triệu đồng. Trong những năm qua, với vai trò tham mưu và thực hiện có hiệu quả của chủ đầu tư phòng GD&ĐT huyện đã tuân thủ, triển khai có chất lượng Quyết định số 20/2008/QĐ ngày 1/2/2008 cùa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; Quyết định số 1809/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án cũng như các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành liên quan. Quán triệt tinh thần đó, cùng với nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc điều kiện và tỉnh hình địa phương, huyện đã đề ra thực hiện đề án đến đâu, chắc đến đó; đầu tư không dàn trải mà phải có lựa chọn, có trọng điểm. Quá trình lập hồ sơ, thẩm định, tổ chức thi công, giám sát kỹ thuật thi công, tiến hành nghiệm thu bàn giao được thực hiện theo đúng quy trình xây dựng cơ bản hiện hành; tuân thủ theo đúng thiết kế mẫu đã được phê duyệt. Đối với vấn đề quản lý chất lượng xây dựng, huyện đã bám sát nội dung quy định về quản lý chất lượng theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Ngoài giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư còn có sự tham gia, phối hợp giám sát thi công và quản lý công trình của các thành viên Ban chỉ đạo đề án của huyện, BQL đề án, Chủ tịch UBND xã, thị trấn, hiệu trưởng các trường có công trình đầu tư và sự phối hợp giám sát của cộng đồng, đoàn thể, nhân dân. Với nỗ lực chung đó, đến hết tháng 6, huyện đã có 102/163 phòng học đã được triển khai đầu tư, trong đó đã có 102 phòng đã hoàn thành (47 phòng mầm non, 42 phòng tiểu học và 13 phòng THCS). Số phòng công vụ cho giáo viên đã được triển khai đầu tư và đã hoàn thành là 145 phòng. Đến tháng 5/2011 đã giải ngân được 39.182 triệu đồng, đạt 96% kế hoạch vốn giao. Trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ 36.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Các hạng mục công trình đã được nghiệm thu đều bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng theo hồ sơ thiết kế, diện tích được duyệt. Việc đầu tư bảo đảm đúng mục đích, phù hợp yêu cầu thực tế và phát huy được hiệu quả sử dụng của công trình. Từ đó góp phần xoá bỏ phòng học tạm, phòng học cấp 4 cũ nát, xây mới, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn về nơi học tập, sinh hoạt cho học sinh, giáo viên trong trường học, nhất là các xã vùng lòng hồ, vùng đặc biệt khó khăn.

 

Đến nay, toàn huyện đã có 705 phòng học. Trong đó có 549 phòng học kiên cố, chiếm 77,9%, bán kiên cố 88 phòng,12,5%, phòng học tạm của huyện chỉ còn 68 phòng, giảm 5,3% so với năm học trước. Nhiều trường phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia cũng dựa vào đề án để hoàn thành các hạng mục về cơ sở vật chất như THCS Cao Sơn, tiểu học Kim Đồng, mầm non Tu Lý. Nhiều trường khác như THCS, tiểu học Hào Lý trên con đường phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia trong nay mai cũng đã có được trường, lớp xanh- sạch- đẹp.

 

 

                                                                            Văn Tưởng

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục