Lãnh đạo địa phương tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó, góp phần giúp các em trường tiểu học Tòng Đậu (Mai Châu) vượt khó khăn, gắn bó với mái trường.

Lãnh đạo địa phương tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó, góp phần giúp các em trường tiểu học Tòng Đậu (Mai Châu) vượt khó khăn, gắn bó với mái trường.

(HBĐT) - Trường TH xã Tòng Đậu (Mai Châu) nằm ở địa bàn miền núi địa hình chia cắt với 3 điểm trường. Điều kiện kinh tế của không ít gia đình còn khó khăn nhưng hơn 10 năm qua, trường không có học sinh bỏ học và 5 năm lại đây không có học sinh ngồi nhầm lớp.

 

Năm học 2011 – 2012 đang đến gần, trong khi một số trường vẫn đang lo lắng về vấn đề trên thầy và trò nhà trường đã sẵn sàng, vững tin bước vào năm học mới. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Là phấn khởi đưa ra những con số để minh chứng cho kết quả đạt được: Năm học 2009 – 2010, trường có 167 học sinh. Sĩ số này được duy trì đến cuối năm học. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp 1 đúng độ tuổi, chuyển lớp và hoàn thành chương trình tiểu học đều đạt 100%. Chất lượng giáo dục toàn diện được đảm bảo, chất lượng mũi nhọn được nâng cao. Trường có 4 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 51 học sinh giỏi cấp trường, 58 học sinh tiên tiến, không có học sinh ngồi nhầm lớp.  

 

Là địa bàn không mấy thuận lợi nhưng vì sao nhà trường đã duy trì, củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học? Theo hiệu trưởng Nguyễn Thị Là, quan trọng phải tuyên truyền để phụ huynh hiểu được vai trò của việc học tập, nhất là ở bậc tiểu học. Đây là bậc học quan trọng tạo nền tảng cho các bậc học tiếp theo. Học sinh ngồi nhầm lớp thường sinh ra chán nản rồi bỏ học, ngoài ra còn vì các lý do như đường xa đi lại vất vả, nhà nghèo. Bài học từ khi thực hiện CVĐ “hai không” đã lộ diện nhiều học sinh yếu vẫn được lên lớp. Như vậy, học sinh bị rỗng kiến thức, điều này gây tai hại càng lớn khi càng học lên cao. Do dó, nhà trường đã triển khai nghiêm túc CVĐ đến giáo viên, học sinh và tuyên truyền thay đổi nhận thức của cả phụ huynh. Ngay từ đầu năm học, trường đã tập huấn cách đánh giá học sinh theo Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT. Từ khâu coi đến chấm thi được thực hiện nghiêm túc, có giáo viên trường THCS cùng kiểm tra, giám sát. Dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, giao số lượng, chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ chuyên môn, khối lớp và từng giáo viên. Trên cơ sở đó phân nhóm, xem học sinh yếu ở môn nào để xác định phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng với những hình thức phong phú như: trong giờ học, sau giờ học, vào ngày nghỉ, tại lớp, tại nhà. Tất cả giáo viên trực tiếp giảng dạy phải gắn trách nhiệm với chất lượng học sinh. Trường duy trì kiểm tra thường xuyên, dự giờ, rút kinh nghiệm. Giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy để khuyến khích sự hứng thú của học sinh. Tổ chức dạy 2 buổi/ngày, ra đề với độ khó, dễ phù hợp để không gây áp lực cho cho sinh. Đồng thời, phát động phong trào dạy học bằng tâm huyết của người thầy, bằng tình cảm, lòng yêu thương con trẻ.

 

Đối với học sinh nghèo nguy cơ có thể bỏ học, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt diễn biến hoàn cảnh để nhà trường, xã có biện pháp giúp đỡ như: trợ giúp học phí, gạo ăn, tiền mua sách giáo khoa hoặc các khoản đóng góp khác. Phối hợp với các hội, đoàn thể như Đoàn thanh niên, phụ nữ, đặc biệt là các trưởng xóm để vận động gia đình cho con đi học. Gia đình viết cam kết với nhà trường động viên con em không bỏ học. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên còn tổ chức mô hình “tiếng trống học đêm” để nhắc nhở các em ngồi vào bàn học khi có hiệu lệnh trống được gióng lên. Năm học 2010 – 2011, 6/6 xóm trong xã thực hiện tốt mô hình này. Nhà trường cũng đã phát động phong trào “lá lành đùm lá rách” được trên 12 triệu đồng; tổ chức tiết học toàn cầu ủng hộ học sinh nữ thiệt thòi đạt trên 1 triệu đồng; tham mưu với các cấp tặng quà, tiền học bổng cho học sinh nghèo vượt khó gần 2 triệu đồng. Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, trường đã tặng 17 suất quà, mỗi suất trị giá 70.000 đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Bên cạnh đó, trường chú trọng thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng trường học thân thiện, cảnh quan sạch, đẹp để các em yêu mến ngôi trường và mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

 

Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trường TH Tòng Đậu đã xây dựng được một nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

 

                                                           

                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục