Trong những năm gần đây, nhiều bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1 lại lo lắng. Nhiều phụ huynh cố gắng trang bị thật nhiều kiến thức, để con biết đọc, biết viết trước, vì sợ nếu con chưa biết sẽ không theo kịp các bạn, sẽ sợ học, mặc cảm.

 

Vì vậy, khi các bé mầm non vừa được nghỉ hè, cha mẹ đã tìm chỗ gửi con đến nhà giáo viên dạy tiểu học để nhờ các cô rèn chữ, tập đọc, làm toán. Thực ra, việc lo trước tưởng có lợi, nhưng đôi khi lại phản tác dụng. Vì khi biết trước, đến trường học lại, các bé sẽ thấy nhàm chán, không chú ý, dẫn đến sự thiếu tập trung. Mặt khác, khi học ở nhà, giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy sao để học sinh đọc được, viết được mà không chú ý rèn cho các cháu kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc trong tập thể, nhóm, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong phương pháp dạy học, làm trẻ thiếu tự tin.

Phụ huynh luôn quan tâm khi trẻ đang học mầm non.     Ảnh: L.Q.V
Phụ huynh luôn quan tâm khi trẻ đang học mầm non. Ảnh: L.Q.V

Các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của các bé khi vào lớp 1 không phải là học chữ, học tính, học đọc, học viết... mà là học cách hoà nhập với môi trường mới, hoạt động mới - môi trường hoạt động học tập là chủ đạo. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ các điều kiện về thể chất, trí tuệ, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập.

Dạy các bé biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn để trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở nhà trường. Ngay khi trẻ còn học mầm non, cha mẹ cần kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa.

Tạo cho trẻ một góc học tập gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp với điều kiện sẵn có của mình nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học. Giúp trẻ chọn lựa sách, đọc sách cho trẻ nghe và trẻ có thể “đọc vẹt” sách, nhưng việc đọc như thế có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho việc học đọc sau này. Giúp trẻ diễn đạt điều mình muốn nói một cách mạch lạc, rõ ràng.

Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn vài việc nhà đơn giản, tự tạo thời gian biểu học tập, vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy. Có thể dẫn trẻ đến thăm trường tiểu học và chỉ cho trẻ biết các phòng, lớp học, sân chơi; nói cho trẻ những điều mới lạ sẽ được học ở đó để trẻ có mong muốn được đi học...

Những ngày đầu, khi trẻ từ trường về, cha mẹ nên hỏi trẻ những câu hỏi như: Hôm nay ở trường (lớp) con có gì vui nào, kể mẹ nghe được không? Bạn nào được cô khen?... Không nên hỏi: Hôm nay con được điểm mấy? Mỗi buổi tối, cha mẹ cần dành thời gian hướng dẫn trẻ cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học ngày mai, hướng dẫn trẻ cách học ở nhà để từng bước xây dựng thói quen học tập tự giác, đặc biệt là biết cách tự học.

 

                                                                                    Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục