Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình thực hành trên máy.

Sinh viên trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình thực hành trên máy.

(HBĐT) - Chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong những năm qua tỉnh ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề cho lao động. Từ đó, công tác đào tạo nghề đã thu được nhiều kết quả quan trọng góp phần giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo, từng bước ổn định cuộc sống cho người dân.

 

Bằng nhiều biện pháp thu hút học viên, trong năm 2011, các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh đã tuyển sinh 11.378 người, tăng so với năm 2010. Theo đánh giá của ngành LĐ-TB&XH thì cơ cấu tuyển sinh năm nay cũng đã có nhiều thay đổi, trong đó có nhiều ngành thiên về kỹ thuật ứng dụng như: điện dân dụng, điện lạnh, công nghệ thông tin, vận hành máy, sửa chữa máy… góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh lên hơn 35%.

 

Ông Trần Đình Vui, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB&XH cho biết: mạnh công tác đào tạo nghề, ngành đã thực hiện xã hội hóa công tác này và tích cực tuyên truyền, vận động đến đông đảo người dân, đặc biệt là đối tượng thanh niên nông thôn để người lao động kịp thời nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác này, đồng thời hiểu được những quyền lợi của họ khi tham gia học nghề. Hàng năm, Sở cũng đã rà soát nhu cầu học nghề, tiến hành liên kết với các doanh nghiệp để thực hiện liên kết đào tạo nghề theo địa chỉ, theo nhu cầu xã hội. Bên cạnh chú trọng về số lượng lao động được đào tạo, chất lượng dạy nghề cũng được nâng lên khi khâu kiểm định chất lượng dạy nghề được tập trung chỉ đạo mạnh mẽ. Do đó, các cơ sở đào tạo đã tích cực cải thiện điều kiện dạy và học, thay đổi phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng. Qua khảo sát của Sở LĐ – TB&XH, hàng năm, học sinh tốt nghiệp ra trường đã có tay nghề đảm bảo và hơn 80% số đó đã tìm được việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 

Ngoài ra, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tỉnh ta đã tạo nhiều kênh giới thiệu việc làm cho người lao động như sàn giao dịch việc làm với khoảng 12 phiên giao dịch/ năm. Thông qua hoạt động của sàn giao dịch, trung bình đã khoảng 90 – 95 doanh nghiệp đến tuyển dụng, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động từ các phiên giao dịch này. Đồng thời, tỉnh ta cũng đã khởi động lại thị trường xuất khẩu sau một thời gian gián đoạn với thẩm tra cụ thể các nhà tuyển dụng, có các cơ chế, chính sách phù hợp để bảo vệ người lao động và chú trọng xuất khẩu lao động có tay nghề.

 

Bên cạnh đó, thực hiện đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn”  với việc phân bổ kinh phí hơn 3,15 tỷ đồng tạo điều kiện triển khai nhiều chế độ ưu đãi cho người học nghề như hỗ trợ tiền học, tiền đi lại và xây dựng hệ thống ngành nghề phù hợp sẽ góp phần nâng mức lao động qua đào tạo của tỉnh ta lên hơn 45% trong những năm tới.

 

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề vẫn chưa được triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Theo đánh giá của ngành LĐ-TB&XH, hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cũng chưa được đồng đều. Mặt khác, sự phối hợp giữa đơn vị đào tạo nghề và doanh nghiệp sử dụng lao động vẫn còn nhiều khoảng cách nên vẫn còn tình trạng đào tạo nghề ra không được áp dụng hoặc ngành đào tạo nhiều ngành lại không đủ. Ông Trương Tuấn Dũng, Giám đốc trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình cho biết: vấn đề khó khăn nhất hiện nay chính là công tác tuyển sinh. Nhiều ngành nghề dù đã có nhiều ưu đãi cho các đối tượng theo học nhưng tuyển sinh vẫn không đủ chỉ tiêu. Thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 trường dạy nghề và 28 cơ sở dạy nghề với quy mô tuyển sinh khoảng 17.000 chỉ tiêu/năm với khoảng 24 ngành nghề đào tạo từ trình độ sơ cấp đến cao đẳng.

 

Thực tế hiện nay, công tác tuyển sinh tại các cơ sở dạy nghề này vẫn gặp nhiều khó khăn. Lý giải cho thực trạng này, ông Trần Đình Vui, Trường phòng dạy nghề - Sở LĐ – TB&XH tỉnh cho biết: Nguyên nhân một phần do công tác tuyên truyền, vận động học nghề của tỉnh ta vẫn còn hạn chế nên nhận thức của người lao động, đặc biệt là đối tượng thanh niên lao động nông thôn về học nghề, làm nghề để tạo lập cuộc sống vẫn chưa đầy đủ. Tâm lý làm “thầy” chứ không làm “thợ” của một bộ phận thanh niên cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khó tuyển sinh học nghề.

 

Ông Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc Sở LĐ – TB&XH cho biết: Trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng này, ngành đã xác định cần có các giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành để góp phần nâng cao năng lực hiệu quả công tác dạy nghề. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp để đẩy nhanh giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, ngành đang khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh về chiến lược quy hoạch lao động. Tiếp tục điều tra nhu cầu học nghề để có được thông tin cung cầu lao động chính xác làm căn cứ xây dựng chính sách việc làm cho người lao động.

                                                                                        

 

                                                                         Đinh Hòa

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục