Nhiều ngành học mang tính chất sống còn như các ngành khoa học cơ bản, khoa học nhân văn không thu hút được thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay


Thí sinh TPHCM làm thủ tục đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Ảnh: Tấn Thạnh
Hầu hết các trường ĐH, CĐ đã công bố số hồ sơ đăng ký dự thi năm 2012, qua đó cho thấy nhiều ngành có số hồ sơ đăng ký dự thi thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu. Đặc biệt, nhiều ngành khoa học cơ bản, khoa học nhân văn có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của đất nước nhưng rất ít hồ sơ đăng ký.

Tỉ lệ “chọi” dưới 1

Tại Trường ĐH Khoa học thuộc ĐH Huế, số hồ sơ nhận được của ngành toán là 29 hồ sơ trên 59 chỉ tiêu, tỉ lệ này ở một số ngành khác lần lượt là: toán ứng dụng: 10/50, triết học: 34/40, lịch sử: 43/80, ngôn ngữ học: 10/40, vật lý học: 43/50.

Tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM, ngành vật lý chỉ nhận được 84 hồ sơ trên 120 chỉ tiêu; tỉ lệ này ở ngành văn là 71/120. Tại ĐH Đà Nẵng, ngành văn học nhận được 87 hồ sơ trên 150 chỉ tiêu, vật lý: 47/50, văn hóa học: 23/50...

Các ngành học mang tính đặc thù lại càng ảm đạm. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Văn hóa TPHCM, cho biết năm nay lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào trường giảm 200 bộ so với năm ngoái (1.865 bộ). Số hồ sơ giảm chủ yếu rơi vào ngành thư viện (chỉ thu được 73 bộ so với vài trăm bộ như mọi năm). Trong đó, ngành bảo tàng chỉ nhận được 35 hồ sơ, ngành văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam 31 hồ sơ. Đây là 2 ngành học nhiều năm trở lại đây không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí ngành văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam năm ngoái chỉ tuyển được 7 sinh viên.

Cải thiện “đầu ra”

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng các ngành khoa học cơ bản rất cần thiết, mang tính chất sống còn bởi có nghiên cứu cơ bản thì mới có ứng dụng. Tuy nhiên hiện nay, thí sinh vẫn đang giữ xu hướng chạy theo các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng mà bỏ rơi các ngành khoa học cơ bản.

Nguyên nhân của sự lệch lạc này, theo PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, do sinh viên ra trường làm việc ở những ngành này có mức lương không cao, cơ hội việc làm hạn hẹp, như tốt nghiệp ngành toán, lý chỉ có thể làm nghiên cứu hoặc đi dạy. Ngoài ra, do các ngành khoa học cơ bản không có mặt trên thị trường một cách rõ ràng, không “mua bán” được nên người học ít lựa chọn hơn so với những ngành có sản phẩm hoặc tính ứng dụng dễ dàng trong thực tế.

Ông Nguyễn Thanh Tùng cho rằng với việc hồ sơ đăng ký dự thi quá ít, nhiều khả năng một số ngành không thể tuyển đủ chỉ tiêu trong khi vẫn phải duy trì ngành học khiến trường lỗ lớn. Phần lớn các ngành khó tuyển là những ngành mang tính đặc thù, kén người học và hệ thống cơ quan Nhà nước chỉ tuyển rất hạn chế; bên cạnh đó, một số ngành trong lĩnh vực văn hóa - xã hội có chế độ tiền lương chưa thỏa đáng nên khó thu hút người học.

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng các trường cần phải mở rộng hơn cơ hội việc làm cho người học, bằng cách gắn nghiên cứu cơ bản với ứng dụng. Trong đó, cần thực hiện mô hình doanh nghiệp, viện nghiên cứu trong trường học. Ngoài ra, cần có chính sách đãi ngộ để người học thấy rằng học những ngành này có lợi cho họ. Nếu không, các ngành khoa học sẽ không thể thu hút người học, đặc biệt là người giỏi.
 
                                                                            Theo NLĐ
 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục