Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh trao học bổng cho học sinh có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện tại xã Đồng Môn (Lạc Thủy). Ảnh:P.V

Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh trao học bổng cho học sinh có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện tại xã Đồng Môn (Lạc Thủy). Ảnh:P.V

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về Khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập, ngày 23/12/1997, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1053/QĐ-UB thành lập Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Hội Khuyến học tỉnh đã lớn mạnh không ngừng, trở thành một tổ chức xã hội có quy mô rộng, hoạt động mạnh mẽ và ngày càng có uy tín trong tỉnh.

 

Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội học tập. Xây dựng quỹ khuyến học và hỗ trợ hoạt động khuyến học. Nhiều xã, phường, thị trấn đã vận động nhân dân đóng góp hàng chục triệu đồng mỗi năm. Hàng năm, quỹ khuyến học từ tỉnh đến cơ sở đã trích hàng chục triệu đồng để khen thưởng GV dạy giỏi, học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi toàn diện, học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ khai trương TTHTCĐ, hỗ trợ các cuộc thi phòng - chống ma túy học đường, an toàn giao thông... 

Qua 2 nhiệm kỳ, tổ chức Hội ngày càng được củng cố, kiện toàn, lớn mạnh. Tính đến tháng 8/2012, toàn tỉnh có 2.247 chi hội khuyến học  với gần 12,2 vạn hội viên, đạt 15,2% so với dân số toàn tỉnh. Hội phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa nhiều tin, bài về khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT ở các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, đã phối hợp với VTV4 Đài truyền hình Việt Nam giới thiệu về mô hình Khuyến học tiêu biểu ở xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn. Chương trình VTV4 phát sóng  được kiều bào ta ở khắp nơi trên thế giới ca ngợi về công tác khuyến học, khuyến tài ở quê nhà. Hội Khuyến học tỉnh cũng đã tổ chức lớp bồi dưỡng  tuyên truyền viên, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng công tác khuyến học cho lãnh đạo và cán bộ văn phòng các huyện, thành hội với 6 chuyên đề do Tư Hội Khuyến học Việt Nam quy định.    

 

Hội Khuyến học tỉnh đã tham gia cùng với Sở GD&ĐT tập huấn, bồi dưỡng  đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ, tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại TTHTCĐ, biên soạn học liệu, tham gia giảng dạy các lớp chuyên đề tại TTHTCĐ. Đặc biệt, cán bộ khuyến học ở các xã, phường, thị trấn là lực lượng nòng cốt tham gia và vận động nhân dân tham gia các hoạt động ở các TTHTCĐ. Mô hình TTHTCĐ kết nối với CLB phát triển cộng đồng của Hội Khuyến học nghiên cứu cùng với Sở GD&ĐT đã phát huy hiệu quả.

 

Đặc biệt là CVĐ “ Xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học” đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh. Có 34.032 gia đình, 356 dòng họ hưởng ứng, đăng ký phấn đấu thực hiện các nội dung của CVĐ. Trong đó, có 27.085 gia đình được công nhận gia đình hiếu học, 181 dòng họ được công nhận dòng họ hiếu học. Nhiều tấm gương tiêu biểu đã xuất hiện ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Hội đang tập trung xây dựng mô hình gia đình kỹ sư, bác sỹ, nhà giáo, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, nghệ nhân, công nhân kỹ thuật hiếu học tiêu biểu; dòng họ, chi họ hiếu học; thôn bản, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, nhà chùa, họ đạo khuyến học.  

Hội phối hợp với các ngành đã ký kết đưa CVĐ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng và cải thiện môi trường giáo dục. Tăng cường gieo mầm tài năng cho thế hệ tương lai của đất nước. Phát hiện và tôn vinh các nhân tài ở các đơn vị xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp  có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các công cụ lao động, cải tiến lề lối làm việc, có sáng chế và phát minh mới thực sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.  

Các cấp Hội đã nhận thức rõ tầm quan trọng của quỹ khuyến học để giúp đỡ, tặng thưởng học sinh nghèo có nguy cơ phải bỏ học, học sinh nghèo vượt khó, học sinh tàn tật, học sinh giỏi, học sinh dân tộc có thành tích cao ở các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia và dự tuyển kỳ thi quốc tế, học sinh có năng khiếu; hỗ trợ giáo viên dạy giỏi gặp khó khăn; hỗ trợ giáo dục vùng có hoàn cảnh đặc biệt, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, các cấp Hội đã vận động mỗi hộ gia đình đóng góp 10.000 đồng trở lên, mỗi cán bộ, công chức ủng hộ một ngày lương trong một năm. Hội Khuyến học tỉnh, huyện, thành phố cũng đã hướng tới vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để có số dư ngày càng cao nhằm thực hiện nhiệm vụ của quỹ khuyến học đã đề ra.  

Những thành quả đã đạt được trong 15 năm qua mới chỉ là kết quả ban đầu, đặt nền móng cho sự phát triển. Trong thời gian tới, tổ chức Hội khuyến học các cấp cần tiếp tục củng cố tổ chức và đổi mới phương pháp chỉ đạo, đẩy mạnh các hoạt động nêu trên để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2011-2012. Hội mong muốn tiếp tục đón nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền, sự liên kết, phối hợp ngày càng có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp... và sự đồng tình ủng hộ của cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh để Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ đươc giao.

                                   

                                                              Quách Thế Tản

                                                (Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh)

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục