Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, Phó hiệu trưởng trường THCS Ngọc Sơn hướng dẫn em Tùng học tập.

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, Phó hiệu trưởng trường THCS Ngọc Sơn hướng dẫn em Tùng học tập.

(HBĐT) - Chúng tôi khá bất ngờ khi cùng đoàn công tác của Hội Khuyến học tỉnh tặng quà cho các em học sinh xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Ngọc Sơn đã thay đổi nhiều. Con đường dốc quanh co, đá hộc lổn nhổn khó đi năm nào đã được thay thế bằng đường bê tông kiên cố. Cơ sở vật chất các cấp học, bậc học đã khang trang hơn. Niềm vui mới hiển hiện trong ánh mắt nụ cười của thầy và trò trường THCS Ngọc Sơn.

 

Những câu chuyện cảm động về tình thầy, trò ở ngôi trường THCS Ngọc Sơn ngày càng nhiều. Em Nguyễn Thị Tùng giờ đã là học sinh lớp 7 được sống trong tình cảm yêu thương của các thầy, cô giáo. Nhà em Tùng khó khăn lại ở mãi xóm Đong, cách xa trường tới 7 km. Ngày nào cũng phải dạy từ tinh mơ đi bộ đến lớp. Bố mẹ em vì thương con, vì khó khăn, thiếu người phụ giúp ruộng nương đã bao lần không muốn cho em đến lớp. Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình Tùng, các thầy, cô trường THCS Ngọc Sơn đến tận nhà khuyên nhủ, vận động gia đình cho em theo học, tạo điều kiện cho em ở trong khu tập thể giáo viên cùng với cô Nguyễn Thị Hồng- Hiệu phó nhà trường. Vì vậy, việc học của Tùng không bị đứt quãng. Tùng quý cô Hồng như mẹ vậy. Khi hỏi về ước mơ sau này, ánh mắt của Tùng long lanh: Em muốn làm cô giáo như cô Hồng để đem con chữ về dạy cho học sinh vùng khó khăn…Ở trường THCS Ngọc Sơn còn biết bao câu chuyện bình dị mà chan chứa tình cảm thầy, trò, những tấm gương giúp học sinh vượt khó đến lớp như các thầy, cô: Phạm Thị Thơm, Nguyễn Hồng Sơn, Đinh Thị Thu Hằng, Vũ Trọng Hừng…

 

Ông Bùi Văn Dửn, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Sơn cho biết: Hiện nay, trường THCS Ngọc Sơn có 24 cán bộ, giáo viên, nhân viên với tổng số 118 học sinh. Trong học kỳ I năm học 2012- 2013, nhà trường tập trung nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục như: kiện toàn và củng cố Ban chỉ đạo chống mù chữ và phổ cập giáo dục xã, thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định về hồ sơ quản lý phổ cập giáo dục; phối hợp tốt với giáo viên và gia đình học sinh trong quản lý việc học tập đã hạn chế tình trạng bỏ học, lưu ban. Nhà trường duy trì công tác phổ cập giáo dục và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc thực hiện nghiêm túc việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng; tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh ghi chép quá nhiều, dạy học thuần túy theo lối “đọc- chép”, phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên. Ngoài thời gian học chính khóa, trường tổ chức chương trình phụ đạo cho học sinh yếu kém về các nội dung mới và khó, hướng dẫn học phương pháp tự học và học tốt theo từng phân môn, kết hợp với phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi. Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng củng cố, duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học và Hội đồng giáo dục xã. Khai thác tốt tiềm lực của xã và sự hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng để kịp thời khen thưởng, khích lệ giáo viên và học sinh đạt thành tích tốt. Đồng thời giúp đỡ, chia sẻ những giáo viên và học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Kêu gọi các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã quan tâm, chăm lo hỗ trợ đến công tác phát triển giáo dục dân tộc bằng nhiều các hoạt động thiết thực như: tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, thắp sáng ước mơ thiếu nhi….Kết quả học kỳ I năm học 2012- 2013, 100% học sinh có hạnh kiểm khá, tốt. Chất lượng học lực khá đạt 36,44%, trung bình 53,95%, yếu 7,63%.

 

Ông Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngọc Sơn là một trong ba xã vùng cao của Lạc Sơn, đời sống người dân còn nhiều gian khó. Những năm gần đây, cơ sở vật chất của xã được quan tâm đầu tư, các chương trình hỗ trợ sản xuất được thực hiện đã góp phần đáng kể giảm bớt khó khăn cho nhân dân. Đối với lĩnh vực giáo dục, xã đã có trường mầm non, tiểu học, THCS kiên cố, bước đầu đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học học tập. Công tác GD&ĐT đã có những chuyển biến mới. Bằng những việc làm thiết thực và hiệu quả, đội ngũ giáo viên nơi đây đã chiếm tình cảm tin tưởng của cấp  cấp ủy, chính quyền và tin tưởng của người dân. Người dân đã quan tâm tới “ sự học” của con em mình. Hiện nay, trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt.

 

 

 

                                    Hương Lan

 

Các tin khác


Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục