Các em học sinh phải học trong những phòng học tạm được quây bằng tường bao do phụ huynh góp công xây dựng.

Các em học sinh phải học trong những phòng học tạm được quây bằng tường bao do phụ huynh góp công xây dựng.

(HBĐT) - Sáng nào cũng vậy, chị Lường Thị Huệ ở xóm Rằng – xã Cao Sơn (Đà Bắc) dậy từ rất sớm để chuẩn bị cơm cho hai cô con gái. Phần cơm trưa cho hai chị em học ở trường được chị cẩn thận gói vào những chiếc lá dong, lá chuối. Mặc dù nhà cách trường tới 3 km, đường lại khó đi nhưng hai chị em Dung và Diệu chưa bỏ buổi học nào. Cũng giống như hai cô học trò chăm chỉ trên, gần 40 em nhỏ ở xóm đặc biệt này vẫn hàng ngày đến lớp với những gói cơm như thế.

 

Chi Rằng, thuộc trường TH Cao Sơn A là 1 trong những chi gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, tuy nhiên, học sinh nơi đây vẫn rất ham học. 10 năm qua, chi Rằng chưa có trường hợp học sinh bỏ học, tháng 12-2012, chi Rằng được công nhận đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Chi trường có 37 học sinh với 5 lớp học. Đời sống gia đình của các em nơi đây tuy rất khó khăn, song bố mẹ các em đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để con em an tâm học tập. Vì trường chưa có điều kiện xây dựng lớp bán trú nên các em được cha mẹ chuẩn bị cho những bữa cơm trưa ở nhà, trò thì gói, trò thì túi nilon, trò thì lá dong hoặc lá chuối, trò thì bát nhựa. Trong đó có thể là xôi, là cơm, có trò chỉ mì tôm. Cô giáo Xa Thị Minh Thúy, tổng phụ trách Đội trường TH Cao Sơn A cho biết: nhiều em học sinh nhà cách trường 5 km đường đất, các em thường phải đi học từ 5 giờ sáng. Nhiều em nhà nghèo, chỉ mang cơm nắm đến lớp. Nhiều cô giáo thương học sinh nhưng hoàn cảnh gia đình cũng không có đành lên trên các quán, hàng gần trường xin tóp mỡ về rang với nước mắm để các em ăn cơm. “Sang năm nay, nhà trường đã tổ chức bếp ăn để nấu cho các cháu nhưng do đội ngũ giáo viên có hạn nên các cô chỉ có thể nấu canh, còn lại cơm và thức ăn thì chủ yếu vẫn là các cháu tự mang từ nhà đi”. Cô giáo Đỗ Thị Niên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Bù lại những khó khăn đó, các em học sinh ở đây đều rất ham học. Trong năm học 2011- 2012, chi có 2 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, năm học 2012- 2013, trong hội thi giao lưu học sinh giỏi, em Hà Thị Dung học sinh lớp 5 đã đạt thành tích giải nhì toán cấp huyện và giải khuyến khích toán cấp tỉnh, trong hội thi tiếng việt của chúng em, em gái của Dung là Hà Thị Xuân Diệu, học lớp 3 đã đạt thành tích giải nhì cấp huyện. Trong các năm học, 2 chị em Dung và Diệu đều là học sinh giỏi của trường. Ngoài Dung và Diệu, nhiều em học sinh từ mái trường này đã tíếp tục con đường đi tìm kiếm tri thức mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn. Ông Lường Văn Kiệm, Trưởng xóm Rằng cho biết: ngoài các học sinh khối tiểu học đã được học tại chi Rằng, nhiều học sinh trong xóm vẫn phải vượt 4 – 5 km đường đất để theo học trường THCS tại trường chính ở trung tâm xã Cao Sơn. Đường đi lại khó khăn, các em phải đi từ 5 giờ sáng nhưng 4, 5 em chung nhau một chiếc đèn pin vẫn chịu khó đến trường. Hiện tại, xóm có hơn chục em tiếp tục theo học cấp THPT và các trường trung học chuyên nghiệp. Các em cũng chính là niềm hy vọng của vùng quê nghèo khó này.

Biết được các em ở chi Rằng phải mang cơm đến trường bằng lá dong, lá chuối, nhóm tình nguyện trẻ do cô giáo Đỗ Thùy Linh, trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ làm trưởng nhóm đã kịp thời động viên các em bằng những phần quà  thiết thực là những chiếc cặp lồng đựng cơm nhằm giúp các em có những bữa cơm ngon và ấm hơn. Ngoài món quà ý nghĩa này, mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm tiếp tục đến với các em để Dung, Diệu và những em học sinh ở chi Rằng sẽ bớt nhọc nhằn  hơn trên con đường đi tìm kiếm tri thức.

                                                                                   

 

                                                        Phương Linh 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục