Từ công tác dạy nghề, làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Lục (Yên Nghiệp) đã được khôi phục và đi vào hoạt động ổn định.

Từ công tác dạy nghề, làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Lục (Yên Nghiệp) đã được khôi phục và đi vào hoạt động ổn định.

(HBĐT) - Cuối tháng 5/2006, Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn chính thức đi vào hoạt động với trình độ đào tạo sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng. Những năm qua, Trung tâm đã chủ động xây dựng mới, chỉnh sửa bổ sung, phê duyệt chương trình, giáo án dạy các nghề, cơ bản đảm bảo cơ cấu về nội dung, số lượng, thời lượng, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành. Trung tâm hiện có 6 giáo viên dạy các nghề về may công nghiệp, cơ khí, điện công nghiệp dân dụng và sư phạm công nghiệp. Ngoài ra, một số nghề về lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống Trung tâm đã hợp đồng giáo viên ngoài có kinh nghiệm, năng lực và đủ điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ để giảng dạy.

 

Cùng với những kết quả đã đạt được, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm ở huyện Lạc Sơn cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là: Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, hệ thống điện, nước của Trung tâm dạy nghề chưa được đầu tư xây dựng. Công tác dạy nghề mỗi năm chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu đào tạo của lực lượng lao động. Hàng năm, toàn huyện có khoảng 1.000 học sinh tốt nghiệp THPT và GDTX nhưng chỉ có khoảng 200 - 300 em trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, còn lại từ 70 - 80% cần phải được đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương, còn địa phương chưa bố trí được. Công tác tuyên truyền chưa được chú trọng, một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và chưa thực sự vào cuộc để thực hiện có hiệu quả. Hệ thống giáo trình vẫn còn thiếu và chậm đổi mới về nội dung chưa thực sự phù hợp với công nghệ và điều kiện sản xuất. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành chưa đồng bộ, việc lồng ghép các chương trình, dự án đạt hiệu quả chưa cao. Công tác tổ chức đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu thị trường. Lao động có việc làm nhưng chưa bền vững, thu nhập còn thấp và chưa ổn định, sau đào tạo đa số lao động tìm và làm việc ở các thành phố, thị xã, khu công nghiệp với những công việc nặng nhọc, đơn giản, các quyền lợi, chế độ chưa được đảm bảo. Trình độ hiểu biết và nhận thức về chính sách học nghề của người lao động còn hạn chế. Công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, nhất là lao động trẻ vì đối tượng này thường đi làm ăn xa.  Quá trình triển khai chưa tạo được sự liên kết giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ít, quy mô nhỏ còn nhiều hạn chế trong tuyển dụng lao động, dẫn đến sau học nghề người lao động khó tìm được việc làm. Sản xuất đã có bước phát triển, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm của người dân phụ thuôc vào thị trường. Kinh phí đầu tư cho sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn do các nguồn vốn khó tiếp cận.

 

Với cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp còn chiếm tới 47,94%, cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huyện Lạc Sơn đang rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành để sớm giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác dạy dạy nghề nhằm thúc đẩy KT-XH trên địa bàn phát triển nhanh và bền vững.

 

 

 

                                                                       Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục