Cô và trò trường tiểu học Hoà Sơn A (Lương Sơn) luôn có nhiều giờ học chất lượng, hiệu quả, từ đó, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng cao.

Cô và trò trường tiểu học Hoà Sơn A (Lương Sơn) luôn có nhiều giờ học chất lượng, hiệu quả, từ đó, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng cao.

(HBĐT) - Cách đây 45 năm, ngày 15/10/1968 nhân dịp khai giảng năm học 1968 - 1969, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng đến toàn thể cán bộ, thầy - cô giáo, nhân viên, học sinh trong cả nước. Trong bức thư cuối cùng này, sau những lời chúc mừng, thăm hỏi, Bác đã căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.

 

Thấm nhuần lời Bác dạy, hàng chục năm qua, cùng với ngành GD&ĐT cả nước, ngành GD&ĐT tỉnh ta đã có nhiều nỗ lực, cố gắng thực hiện lời dạy của Người góp phần quan trọng vào sự nghiệp trồng người. Đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lớp lớp thầy và trò vào trận bằng các hành động đào hầm trú ẩn, dựng lớp và duy trì lớp học. Trường Sư phạm cấp I, trường sư phạm bổ túc văn hóa cấp II, trường cấp III Hoàng Văn Thụ được ghi nhận như là địa chỉ đỏ về giáo dục của tỉnh. Trong chiến tranh, số trường trong toàn tỉnh vấn tiếp tục tăng, nếu như năm 1965 mới có 239 trường thì năm 1968 có 314 trường; 100% xã có trường cấp I; bình quân 2,5 xã có trường cấp II. Huyện nào cũng có trường cấp III. Hệ bổ túc văn hóa phát triển. HS bổ túc văn hóa thời kỳ này tăng nhanh, lúc cao nhất có tới 2 vạn học viên ở các loại hình khác nhau. Trong muôn vàn khó khăn của xã vùng cao huyện Tân Lạc, Ngổ Luông dẫn đầu toàn tỉnh về PCGD tiểu học. Từ đó đến nay, phát huy truyền thống phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt tiếp tục được nuôi dưỡng và phát triển. Ngành GD&ĐT tự hào về các phong trào thi đua: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”; phong  trào thi đua: “Hũ gạo đi học”, “Hũ gạo thắng Mỹ” và đặc biệt là phong trào thi đua Hai tốt: “Dạy tốt - học tốt”. Phong trào được phát triển và nâng cao dựa trên nền tảng truyền thống yêu nước và truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiếp nối các phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến, thời kỳ này đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình. Phong trào thi đua dạy và học ngày càng đa dạng, phong phú như phong trào bình dân học vụ: “Đi học là yêu nước”, phong trào thi đua “Học tập và lao động sản xuất tốt” của trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình-đơn vị Anh hùng, phong trào giáo dục của xã Ngổ Luông Tân Lạc và phong trào xã hội hóa giáo dục của trường Mầm non Đồng Tâm (Lạc Thủy), đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Đó là những đơn vị tiên tiến, tiêu biểu xuất sắc về GD&ĐT mà cả nước  đã biết đến.

 

Sau ngày tái lập tỉnh, cùng với sự phát triển vượt bậc của quy mô trường lớp đã có biết bao điển hình “Dạy tốt - học tốt” xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Nhiều giáo viên hàng ngày phải trèo đèo, lội suối, đường sá đi lại vất vả, thời tiết khắc nghiệt... nhưng vẫn thi đua giảng dạy tốt. Nhiều giáo viên đã quên cả tuổi thanh xuân của mình cho giáo dục vùng khó khăn, nơi vùng cao, để đem đến với các em nhiều điều hay, điều mới trong cuộc sống từ trang sách giáo khoa.

 

Trong phong trào thi đua này, đội ngũ giáo viên đã nghiêm túc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhiều người đã tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp, đạt hiệu quả cao trong công tác. Nhiều giáo viên đã khắc phục khó khăn vươn lên trong quản lý, trong giảng dạy được đồng nghiệp đánh giá cao. Tiêu biểu là các thầy, cô giáo: Nguyễn Thị Lan (trường Sơn Ca, TPHB), Sùng Y Trà (trường mầm non Pà Cò, Mai Châu), Vũ Mai Sen (trường Mầm non Hoa Hồng - Kỳ Sơn), Nguyễn Thị Thuỳ (trường tiểu học Hữu Nghị TPHB), Triệu Thị Hương (trường tiểu học Bình Thanh Cao Phong), Đinh Thị Thanh Tươi (trường THPT Lạc Sơn), Đinh Thị Kim Oanh (TTGDTX Yên Thủy); Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hải Hiền, Trần Thị Thanh Hương (trường PTDTNT tỉnh), Đào Tuấn Anh, Nguyễn Tiến Tùng (trường THPT 19/5), Trịnh Thị Bích Ngọc (trường CĐSP Hòa Bình), Quách Văn Thông (trường Trung học KT-KT tỉnh). Đặc biệt, nhiều giáo viên là lực  lượng nòng cốt bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi quốc gia. Phong trào thi đua Dạy tốt là nền tảng quan trọng để ngành từng bước nâng tầm chất lượng giáo dục, trong đó, phong trào thi đua Học tốt là một biểu hiện cụ thể. Trong phong trào thi đua “Học tốt”, mỗi năm học đều xuất hiện hàng chục nghìn điển hình trong học tập. Mỗi em một hoàn cảnh, nhưng đều biết vươn lên trong học tập như các em: Lê Thị Huệ (lớp 7 trường THCS Tòng Đậu, Mai Châu), Nguyễn Minh ánh (lớp  5 trường tiểu học thị trấn Cao Phong), Phương Trung Đức (lớp 9 A1 trường THCS Cửu Long,  Lương Sơn), Bùi Thị Minh Thu (lớp 2 A1, tiểu học Văn Nghĩa, Lạc Sơn), Nguyễn Quang Thái (lớp 4A, trường tiểu học  thị trấn Kỳ Sơn), Bùi Thị Niền (lớp 11B, TT GDTX Lạc Sơn)... Chính những nhân tố này đã nâng tầm chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn. Một thời gian khá dài, tại các kỳ thi HS giỏi quốc gia, tỉnh ta luôn dẫn đầu các tỉnh miền núi, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Khi thi chung bảng toàn quốc, Hòa Bình tiếp tục khẳng định mình khi vươn lên nhóm các tỉnh có thành tích tốt nhất. Tại kỳ thi HS giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2012 - 2013, tỉnh ta đã đoạt có 46 giải, trong đó có 4 giải nhì, 18 giải ba, 24 giải khuyến  khích; có 9 HS dân tộc đoạt giải. Nhiều lượt HS giỏi quốc gia là thành viên đội dự tuyển thi ô-limpíc quốc tế. Kết quả kỳ thi HS giỏi quốc gia tiếp tục khẳng định chất lượng dạy học trong nhà trường. 

 

Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các trường học vừa có sự náo nức, sôi động, đều khắp về diện, vừa có chiều sâu của chất lượng, độ bền bỉ của sự nhiệt tình. Số lượng tập thể tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, số giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua các cấp hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước thể hiện một cách sinh động, hấp dẫn của phong trào thi đua. Từ trong các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tập thể điển hình tiên tiến xuất sắc. Tiêu biểu là ngành GD&ĐT TPHB, GD&ĐT huyện Tân Lạc, GD&ĐT huyện Lạc Thủy, GD&ĐT huyện Lạc Sơn, trường mầm non Hoa Mai (Đà Bắc), trường tiểu học Phong Phú (Tân Lạc), trường PTDTNT huyện Lạc Sơn, trường THCS Hữu Nghị (TPHB), trường THPT Công Nghiệp, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, trường PTDTNT tỉnh, Trung tâm GDTX huyện Kim Bôi, TTGDTX huyện Mai Châu, trường TH Kinh tế Kỹ thuật tỉnh... Đó là những điển hình về chất lượng, hiệu quả đào tạo, được ngành GD&ĐT đánh giá cao và là những điểm sáng về chất lượng dạy học, chất lượng đào tạo. Những điển hình hay đó đã làm phong phú và hiệu quả hơn phong trào thi đua Hai tốt và góp phần vào bước tiến của sự nghiệp GD&ĐT.

 

Với những thành tích đã đạt được từ trong phong trào thi đua yêu nước, ngành GD&ĐT đã được Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Ngành GD&ĐT đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì, Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc, 5 năm liền được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc, tiêu biểu, dẫn đầu GD&ĐT cả nước.

 

                                                                        

                                                              Văn Tưởng

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục