Song song với học tập, học sinh trường THCS  Noong Luông thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích.

Song song với học tập, học sinh trường THCS Noong Luông thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích.

(HBĐT) - Em Hà Ngọc Châu, học sinh lớp 8 trường THCS Noong Luông (Mai Châu) là một trong những điển hình về tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. Sinh ra trong gia đình nghèo, hàng ngày, ngoài đến trường, em còn giúp cha mẹ việc đồng áng, gia đình. Vượt qua nhiều khó khăn, 8 năm em đều phấn đấu và đạt học sinh giỏi cấp trường. Hiện, em tham gia công tác Đoàn, Đội và là Liên đội trưởng.

 

Trường THCS Noong Luông có 99 học sinh, trong đó 45% học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo. Cộng với đường sá đi lại vất vả làỉ trở ngại lớn trong quá trình học tập của các em. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn nhiều học sinh trường THCS Noong Luông đã nỗ lực, phấn đấu vươn lên đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện.

 

Noong Luông nằm cách trung tâm huyện hơn 30 km, xã có 6 xóm hầu hết đều cách xa trung tâm như xóm Hiềng, Chà Đáy cách 6 - 8 km đường dốc cao, một vài địa bàn không có đường bê tông vào xóm như Noong ó, Piềng Đậu, Chà Đáy...  Mỗi khi trời mưa không thể vào xóm bằng bất kỳ loại phương tiện giao thông nào ngoại trừ đi bộ. Đây là một trong những lý do khiến đời sống các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Hảo, Phó hiệu trưởng trường THCS Noong Luông cho biết: Khó khăn lớn nhất trong dạy và học của nhà trường là giao thông đi lại vất vả. Hầu hết học sinh phải đi bộ đến trường bởi vì dốc cao các em không tự đi xe đạp, kinh tế gia đình nghèo nên phụ huynh không đưa đón các em đến trường. Nhà trường có các phòng bán trú cho học sinh ở xa. Tuy nhiên, theo quy định, chỉ có xóm cách trường 8 km trở lên trẻ mới được hưởng chế độ bán trú. Chính vì vậy, toàn trường chỉ có 26 học sinh bán trú chủ yếu là ở xóm Hiềng. Các xóm có đường sá đi lại xa, dốc cao, các em phải đi bộ từ 5 giờ đến trường vẫn không được hưởng bán trú. Đây là một trong những khó khăn cho học sinh ở xa trong quá trình học tập. Để duy trì không có tỷ lệ học sinh bỏ học, trong những năm qua, nhà trường đã phối hợp tốt với các đoàn thể, các xóm, ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực tuyên truyền, vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp. Đặc biệt, đối với học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường đã thực hiện phong trào ủng hộ bạn nghèo, hỗ trợ đồ dùng học tập để các em tiếp tục đến trường.  Nhà trường  luôn huy động 100% trẻ đúng độ tuổi ra lớp. Năm học 2013 - 2014, toàn trường có 42,5% học sinh đạt học lực khá, giỏi, 7 em được công nhận học sinh giỏi cấp huyện.

 

Xác định được hiệu quả của công tác xã hội hoá giáo dục, nhà trương đã phối hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục “gia đình - nhà trường - xã hội”, đẩy mạnh hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm tạo thông tin xuyên suốt về quá trình học tập của học sinh giữa gia đình, nhà trường. Nhờ đó, công tác vận động ngày công, ủng hộ tiền tu sửa, làm đẹp cảnh quan nhà trường đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía gia đình học sinh. Trong 5 năm qua, Hội cha mẹ học sinh đã đóng góp được gần 200 triệu đồng để cải tạo cảnh quan trường học và hỗ trợ các hoạt động giáo dục. Chính quyền xã đã tạo điều kiện dành phần đất trên 2.000 m2 để nhà trường mở rộng diện tích. Các hội, đoàn thể, nhân dân đã đóng góp hàng trăm ngày công lao động san lấp mặt bằng, trồng cỏ, tạo sân chơi bãi tập cho học sinh.

 

 

 

 

                                                                                    P.V

 

 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục