Học sinh vùng cao Lạc Sơn (các xã Tự Do, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu), được quan tâm nhiều về các điều kiện học tập, chất lượng GD&ĐT ngày càng được cải thiện.

Học sinh vùng cao Lạc Sơn (các xã Tự Do, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu), được quan tâm nhiều về các điều kiện học tập, chất lượng GD&ĐT ngày càng được cải thiện.

(HBĐT) - Trong số 29 xã, thị trấn, huyện Lạc Sơn có 14 xã thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống kinh tế của người dân còn gian khó, giao thông đi lại có những hạn chế nhất định đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển KT-XH nói chung, GD&ĐT nói riêng của huyện nhà. Vì thế, khi ngành GD&ĐT có chủ trương thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” (năm 2013 - 2014), huyện Lạc Sơn đã triển khai, thực hiện nhiều hoạt động thiết thực. Đây cũng là một trong những nội dung ngành GD&ĐT huyện hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước.

 

Có sự đánh giá đúng về những mặt chưa cũng như nhận thức đúng đắn về vai trò của “cái chữ” trong bước phát triển hiện nay và lâu dài ở các xã vùng khó khăn, huyện đã thành lập BCĐ, tổ công tác nhằm tập hợp sức mạnh tổng hợp của các ngành, đoàn thể trong công tác này. Trong đó, Phòng GD&ĐT huyện đã làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch cùng các phần việc cụ thể để từng bước thực hiện. BCĐ huyện đã có nhiều hoạt động hướng tới các trường vùng khó khăn như tăng cường công tác chỉ đạo, nắm bắt thực tiễn thông qua các buổi làm việc, khai giảng, tổng kết năm học mới. Đã có 34 đoàn công tác trực tiếp đến với các trường nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ CB, GV vươn lên trong giảng dạy, học tập.  Với sự vào cuộc chung đó, trong 2 năm 2013-2014, Lạc Sơn đã có sự quan tâm, đầu tư thiết thực cho các trường vùng khó khăn. Cụ thể đã tăng cường công tác chỉ đạo, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường. Trong 2 năm, huyện đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất với tổng kinh phí trên 70 tỷ đồng, trong đó, xây dựng mới 8 Trung tâm học tập cộng đồng trên 20 tỷ đồng. Các tổ chức, đoàn thể và nhân dân đã đóng góp 4.000 ngày công dành cho tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp. 

Bên cạnh đó,  BCĐ, Phòng GD&ĐT huyện luôn quan tâm đến điều mấu chốt là làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn nhằm thu hẹp lại khoảng cách về chất lượng GD giữa nơi này với các trường vùng thuận lợi. Cũng vì thế, với sự tham mưu của phòng chức năng, UBND huyện đã ban hành quy chế điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, GV có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đến công tác vùng khó khăn. Trong 2 năm qua, đã có 142 CB quản lý, GV có kinh nghiệm, giáo viên dạy giỏi... tăng cường cho các trường. Đồng thời, huyện cũng chọn cử 52 cán bộ, GV thuộc vùng này đi học nâng chuẩn và vượt chuẩn. Ngành đã chỉ đạo tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, giao lưu, trao đổi chuyên môn; 100% các đơn vị trường học vùng thuận lợi kết nghĩa với các trường vùng khó khăn. Đã có 200 buổi sinh hoạt chuyên đề ở các cấp học, ngành học. Trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các ngành, đoàn thể, MTTQ các cấp, tổ chức xã hội, nhà hảo tâm đã cùng chăm lo, thực hiện 3 đủ cho em học sinh dân tộc vùng thiểu số; số quà tặng trị giá trên 2 tỷ đồng. Với sự quan tâm, chăm lo đó đã thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt”, phấn đấu trở thành CB quản lý giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp được duy trì thường xuyên, tỷ lệ đạt giải cao ngày càng nhiều. Có nhiều giáo viên vùng đặc biệt khó khăn đã phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và đã có 1 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia. 40/42 đơn vị trường đạt chuẩn văn hóa, 6 thư viện đạt chuẩn, xây dựng 2 trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2015 này, huyện phấn đấu xây dựng thêm 2 trường chuẩn quốc gia tại các xã vùng khó khăn.   

 

                                                                       Bùi Huy

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục