(Ảnh minh họa: Dương Mai)

(Ảnh minh họa: Dương Mai)

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng, hay còn gọi là “điểm sàn” năm 2015 được xác định ở mức 15 điểm cho tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm ba môn thi cho hệ đại học và 12 điểm cho cao đẳng.

 

Chiều 28-7, Hội đồng xác định tiêu chí chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH,CĐ 2015 đã họp và thống nhất đưa ra ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào ĐH, CĐ 2015 để các trường dựa vào đó thực hiện công tác tuyển sinh. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học năm 2015 là 15,0 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính).

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học khoảng 400.000. Trong đó, có khoảng 350.000 chỉ tiêu tuyển sinh dành cho các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển và khoảng 50.000 chỉ tiêu dành cho các trường có phương án tuyển sinh riêng, xét tuyển bằng kết quả học tập ở THPT.

Tổng số thí sinh dự thi THPT quốc gia để lấy kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ là 726.693.

Với mức điểm này, có 531.182 thí sinh có ít nhất một tổ hợp với tổng điểm bằng hoặc cao hơn 15,0 điểm. So với chỉ tiêu tuyển sinh đại học, số thí sinh này nhiều gấp 1,52 lần. Với mức ngưỡng tối thiểu này còn khoảng 27% thí sinh đăng ký dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ không đạt ngưỡng để xét tuyển vào các trường đại học.

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cao đẳng là 12,0 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính).

Đến thời điểm này, thí sinh trên cả nước đã bắt đầu nhận phiếu báo điểm. Sau khi ‘điểm sàn’ được công bố, theo đúng lịch tuyển sinh, từ ngày 1-8 các thí sinh sẽ bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Mỗi thí sinh sẽ có 4 giấy chứng nhận kết quả cho nguyện vọng 1 và 3 NV bổ sung, kèm theo với phiếu đăng ký xét tuyển.

Từ ngày 1 đến 20-8, thí sinh đăng ký xét tuyển NV1, thí sinh chỉ được nộp vào 1 trường với tối đa 4 ngành theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 (ghi theo phiếu đăng ký xét tuyển). Trong vòng 20 ngày, thí sinh có thể rút hồ sơ để điều chỉnh NV ở 4 ngành đã chọn. Các trường sẽ phải công bốvà cập nhật thông tin tuyển sinh ba ngày một lần để thí sinh tham khảo.

Từ ngày 20 đến 25-8 các trường sẽ công bố trúng tuyển NV1. TS chỉ được trúng tuyển 1 ngành theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. TS trúng tuyển NV1 không được xét NV bổ sung tiếp theo. Nếu không trúng tuyển NV1, thí sinh dùng 3 giấy chứng nhận còn lại để xét tuyển NV bổ sung theo các đợt tiếp theo

 

 

                                                                               Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục