Học sinh trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) trong giờ học giáo dục công dân.

Học sinh trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) trong giờ học giáo dục công dân.

(HBĐT) - Ngày 12/6/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào giảng dạy tại các cơ sở GD&ĐT (cấp THPT trở lên) từ năm học 2013-2014. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 6/12/2013 triển khai việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy trong các cơ sở GD&ĐT trên địa bàn tỉnh.

 

Đồng chí Trần Văn An, Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT) cho biết: Triển khai thực hiện, Sở đã có văn bản hướng dẫn các trường, theo đó, từ năm học 2013 - 2014, các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) đưa nội dung PCTN vào giảng dạy bằng phương pháp tích hợp, lồng ghép vào môn giáo dục công dân (GDCD) với thời lượng tương đương 6 tiết (2 tiết/lớp/năm học), được phân bổ trong 3 năm học từ lớp 10 - lớp 12 và lồng ghép tuyên truyền nội dung PCTN vào các hoạt động ngoại khoá của nhà trường. Việc dạy không tăng về số tiết và định mức giảng dạy của giáo viên. Đồng thời, Sở tổ chức tập huấn, quán triệt chỉ thị, nội dung, phương pháp giáo dục PCTN trong các cơ sở giáo dục đến hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, giáo viên dạy bộ môn GDCD của các trường THPT, Trung tâm GDTX trên toàn tỉnh.  

Ngay từ năm học 2013-2014, 100% trường THPT, Trung tâm GDTX trong tỉnh đã nghiêm túc triển khai thực hiện đưa nội dung PCTN vào giảng dạy bằng phương pháp tích hợp, lồng ghép vào môn GDCD với thời lượng đảm bảo đủ 6 tiết theo quy định tại cả 3 khối lớp 10, 11, 12. Nhiều trường học tích cực lồng ghép tuyên truyền nội dung PCTN trong các hoạt động ngoại khoá. Qua việc thực hiện đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên được tiếp cận với nội dung giảng dạy mới, hiểu thêm về PCTN, các em học sinh có hiểu biết về hậu quả của tham nhũng đối với xã hội, nhận biết những hành vi, dấu hiệu, hình thức tham nhũng phổ biến hiện nay. Thầy giáo Bùi Văn Đường, Hiệu trưởng trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) cho biết: Việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy được nhà trường thực hiện theo đúng hướng dẫn, kế hoạch đảm bảo đủ thời lượng theo quy định. Giáo viên xây dựng kế hoạch, phân phối chương trình lồng ghép theo từng bài trong môn GDCD. Cùng với tích hợp vào các bài giảng nhà trường còn lồng ghép vào các hoạt động ngoại khoá chủ đề học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa vào nội dung tập san. Tuy vậy, việc giảng dạy cũng gặp những khó khăn do môn GDCD phải tích hợp nhiều nội dung như học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, kỹ năng sống nhưng không thêm thời gian tiết học, không giảm tải nội dung chương trình học nên để cung cấp kiến thức về PCTN cho các em cũng còn hạn chế, chưa sâu. Tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy chưa phong phú, ít ví dụ minh hoạ. Đối với dạy PCTN cho học sinh, việc có những ví dụ về các vụ, việc tham nhũng giúp các em hiểu bài nhanh, tốt hơn. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo viên phải biết điều tiết thời gian, linh hoạt, có kỹ năng lồng ghép khéo léo nếu không sẽ dẫn đến tiết học dàn trải, lan man, không hiệu quả.  

Đồng quan điểm, thầy giáo Nguyễn Văn Thương, Hiệu trưởng trường THPT Phú Cường (Kỳ Sơn) cho rằng, với việc tích hợp chỉ khoảng 5 - 10 phút trong thời gian 45 phút của một tiết học để nói về PCTN thực tế hơi ít, có khi chỉ nói về khái niệm thế nào là PCTN cũng vừa hết thời gian trong khi khối lượng kiến thức về PCTN rất lớn. Nếu nội dung giảng dạy cụ thể, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ tiếp cận hơn về PCTN nhưng do không có đủ thời gian nên khó thực hiện được. Cô giáo Trần Thị Lý, giáo viên môn GDCD, trường THPT Công Nghiệp chia sẻ: Trong bối cảnh PCTN là vấn đề nóng của xã hội, là chủ trương cấp bách của Đảng, Nhà nước đang triển khai thực hiện thì việc đưa nội dung này vào giảng dạy là hết sức cần thiết, nhất là đối với học sinh khối 11, 12 các em bàn tán rất sôi nổi, hào hứng khi nói về vấn đề tham nhũng. Tuy nhiên với thời lượng, thời gian quy định quả thực là rất khó cho giáo viên trong việc phân bố chương trình. Mặt khác, để nói về PCTN với những học sinh là con em cán bộ cũng là vấn đề tế nhị để không ảnh hưởng tới tâm lý các em, nhất là khi lấy ví dụ về các trường hợp tham nhũng cụ thể. Do vậy, tài liệu để giảng dạy cần phong phú hơn, có nhiều ví dụ về các vụ án tham nhũng lớn đã được công khai. Mặc dù giáo viên cũng tự nghiên cứu, tìm tài liệu nhưng với những giáo trình biên soạn có sẵn sẽ tạo thuận lợi hơn nhiều cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.  

Qua 2 năm học triển khai đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các trường THPT, Trung tâm GDTX trong tỉnh đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc ngăn chặn, đấu tranh với nạn tham nhũng trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa, ngành GD&ĐT cần tiếp tục tập huấn cho cán bộ, giáo viên đang trực tiếp triển khai thực hiện về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá; tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần cập nhật thông tin kịp thời, có tính thực tiễn sinh động. Theo thầy giáo Bùi Văn Đường, Hiệu trưởng trường THPT Công Nghiệp nếu sau này Bộ GD&ĐT có chủ trương thay sách nên đưa nội dung PCTN vào chương trình học của sách giáo khoa, có thời lượng cụ thể không phải tích hợp như hiện nay sẽ tạo hiệu quả tốt hơn trong việc giảng dạy PCTN trong nhà trường.

 

 

                                                                                   Vũ Hà

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục